Cây sinh khương – củ gừng và 6 bài thuốc chữa bệnh ít người biết
Sinh khương, có lẽ nhiều người chưa nghe tới cái tên này bao giờ, đây chính là củ gừng mà chúng ta hay gọi. Sinh khương là một vị thuốc nam rất nổi tiếng và được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Vậy cây thuốc này đã được sử dụng vào những bài thuốc nào? Chúng ta hãy cùng 1001 cây thuốc tìm hiểu nhé.
Cây sinh khương là gì?
- Tên thường gọi: Củ gừng
- Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe
- Họ: Gừng – Zingiberaceae.
Cây sinh khương có hình dạng như thế nào?
Là cây thảo cao có thể tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, có màu vàng và thường có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt và lúc vò ngửi thấy mùi thơm. Cán hoa dài cỡ gần 20cm, gồm có cụm hoa hình bông, với nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau và nhọn. Nhị hoa có màu tím và có quả mọng.
Hình ảnh cây sinh khương
Cây sinh khương thường phân bố ở đâu?
Cây sinh khương một loại cây được trồng nhiều ở những nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng sinh khương nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, đây là một loài thực vật vô vùng phổ biến, được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng, ven ngoài các hải đảo. Hầu hết ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có trồng loài cây này, thậm chí không có đất ta cũng có thể tận dụng hộp xốp, hay một số vỏ bao bỏ vẫn có thể trồng được ra loại cây này không những thế thành quả vô cùng lớn.
Bộ phận dùng làm thuốc
Tất cả các bộ cây của cây đều có thể dùng làm thuốc gồm lá, thân, củ. Trong y học cổ truyền thì thường dùng củ nhiều hơn.
Thành phần hóa học
Cây sinh khương có chứa 2-3% tinh dầu với các thành phần chủ yếu đó là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu của cây chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Đa phần trong sinh khương có nhóm chất là zingeron hay shogaol cùng với zingenrol được gọi là nhóm chất cay.
Ngoài ra, trong tinh dầu còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Tính quy vị, kinh quy
Cây sinh khương có vị cay, tính ấm bình và không độc.Tác động lên 3 kinh phế, tỳ và vị.
Thu hái và chế biến cây sinh khương
Cây sinh khương thường thu hái vào mùa đông, chủ yếu vào tháng 9 và tháng 10.
Sinh khương có thể sử dụng trực tiếp làm gia vị để tăng thêm phần thơm ngon cho thức ăn. Ngoài ra, bạn có thể hấp sinh khương tươi. Sinh khương mang đi phơi khô có thể nhai trực tiếp hoặc nghiền thành bột để dùng.
Công dụng của cây sinh khương
Cây sinh khương có tác dụng điều trị cảm sốt, giúp bạn đánh bay đi cơn nhức đầu một cách nhanh chóng, chữa nghẹt mũi, giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, làm tăng huyết áp. Ngoài ra, Sinh khương còn điều trị chứng kém ăn, đầy bụng, khó tiêu, tả, lỵ đi ngoài phân lỏng. Và có tác dụng tốt trong điều trị chứng buồn nôn do tỳ vị hư nhược, ho, hen phế quản.
Các bài thuốc từ cây sinh khương
Điều trị cảm cúm, sốt, nhức đầu, ho hen, đau mỏi khắp người: giã nát sinh khương tươi, sau đó thêm chút rượu trắng, xào nóng đánh khắp người, xát vào chỗ đau mỏi. Làm như vậy liên tục trong khoảng 2 lần 1 ngày sẽ có hiệu quả ngay.
Điều trị chứng hen suyễn: Bài thuốc gồm bán hạ chế 35g, sinh khương 15g, sắc với 3 bát nước, sắc cạn còn 2 bát chia ra 3 lần uống trong ngày.
Điều trị chứng buồn nôn do tỳ vị hư: Bài thuốc bao gồm can khương 10g, cam thảo 4g. Sắc tất cả vị thuốc trên với 2 bát nước, đun còn 1 bát chia 2 lần uống trong ngày.
Điúp trị đi tả ra nước: Dùng can khương tán thành dạng bột, sau đó hòa nước cơm uống ngày 2 lần, mỗi lần dùng 3g – 5g bột can khương mà uống.
Chữa đi cầu ra máu: Bài thuốc bao gồm củ sinh khương (củ gừng) khô nướng cháy, tán bột. Sử dụng hàng ngày, mỗi ngày uống với nước cơm 3 tới 5 lần, mỗi lần 2g-4g.
Điều trị huyết áp thấp: Chúng ta lấy củ sinh khương (củ gừng) tươi (hoặc củ khô) pha trà uống hàng ngày và đặc biệt là hãy sử dụng vào lúc bụng đói.