Sâm Cau: Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Bài Thuốc Từ Cây Sâm Cau: Điều Chế, Cách Dùng, Đối Tượng Sử Dụng

Theo Y học cổ truyền, sâm cau có vị cay, tính ấm. Ngoài tác dụng tăng cường sinh lý phái mạnh, nó còn giúp ôn thận, tráng gân cốt, trừ hàn thấp. Như vậy, với mỗi mục đích chữa bệnh sẽ có một cách điều chế và sử dụng thuốc tương ứng. Qua bài viết dưới đây, 1001 cây thuốc sẽ chia sẻ những bài thuốc từ sâm cau mà bạn có thể điều chế ngay tại nhà.

Những người nào nên dùng bài thuốc từ sâm cau

Không phải tất cả mọi người đều có thể dùng được. Vì có dược tính mạnh, loại thuốc này cũng được chống chỉ định với một số đối tượng cụ thể.

Sâm cau
Sâm cau

Những người có thể dùng bài thuốc từ sâm cau:

  • Nam nữ độ tuổi từ 25-70
  • Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng sinh lý & tình dục.
  • Người bình thường sử dụng sâm cau đen để tăng cường khả năng tình dục.
  • Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp.
  • Chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ.
  • Điều hòa huyết áp cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Sâm cau đen có vị cay, tính nóng, độc tố nhẹ. Bài thuốc từ sâm cau chống chỉ định cho người:

  • Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
  • Người hư yếu, thể trạng kém, mới ốm dậy
  • Những người có thể trạng âm hư hỏa vượng.

Bài thuốc từ cây sâm cau chữa bệnh

Chữa liệt dương, nam giới tinh lạnh, phụ nữ tử cung lạnh

Chuẩn bị: 6g sâm cau, 4g hồi hương, 8g ba kích, hồ đào nhục (óc chó), thục địa.

Thực hiện: Sắc uống dùng hằng ngày.

Sâm cau có tác dụng gì
Cách làm thuốc sâm cau chữa bệnh tại nhà

Chữa phong thấp, thần kinh suy nhược, lưng gối đau lạnh

Chuẩn bị: 50g rễ sâm cau, 150ml rượu trắng.

Thực hiện: Ngâm dùng trong vòng 7 ngày, dùng mỗi ngày trước mỗi bữa chính.

Bài thuốc từ sâm cau chữa tiêu chảy, hen suyễn

Chuẩn bị: rễ sâm cau cắt lát mỏng, phơi khô, sao vàng.

Thực hiện: Nấu 12 – 16g với 250 ml nước. Khi nước cạn còn 50ml thì dùng. Uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn.

Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp

Chuẩn bị: 20g rễ sâm cau, hà thủ ô đỏ (chế đậu đen), hy thiêm thảo (cỏ đĩ), 500ml rượu trắng.

Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch cắt nhỏ. Ngâm với rượu trắng trong vòng 5 – 7 ngày (càng lâu càng tốt). Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 30ml, dùng trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa sốt huyết

Chuẩn bị: sâm cau 20g (sao đen), cỏ mực 12g, chi tử 8g (sao đen), trắc bá diệp 10g (sao đen).

Thực hiện: Sắc uống dùng mỗi ngày.

Sâm cau rừng
Sâm cau rừng

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng

Chuẩn bị: 20g sâm cau, 16g ba kích, 4g tiểu hồi hương, hồ đào nhục (óc chó), phá cố chỉ, thục địa;.

Thực hiện: Đem các nguyên liệu trên sắc với 750ml nước, khi lượng nước cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng trước mỗi bữa ăn.

“Nhị tiên thang” chữa cao huyết áp

Chuẩn bị: Sâm cau (tiên mao), dâm dương hoắc (tiên linh tỳ), đương quy, ba kích, mỗi thứ 12g.

Thực hiện:Nấu với 750ml nước, sắc còn 250nl, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Món ăn từ cây sâm cau chữa bệnh

Thịt gà nấu sâm cau

Chuẩn bị: thịt gà 250g, sâm cau 15g, dâm dương hoắc 15g. Gia vị các loại.

Thực hiện: thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Hai loại dược liệu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đất, nấu với lượng nước vừa đủ, đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.

Tác dụng: bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối.

Sâm cau đỏ
Món gà nấu sâm cau bổ dưỡng

Bài thuốc từ sâm cau – Rượu tiên mao

Chuẩn bị: tiên mao (phơi sấy khô, xắt lát mỏng, phơi sấy khô, sao vàng) 50g, rượu gạo 500ml.

Thực hiện: cho tiên mao vào rượu ngâm trong 7 – 10 ngày (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1 – 2 lần) là được.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 30ml.

Rượu này có tác dụng bổ thận dương, trừ phong thấp. Thường dùng chữa liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược.

Dùng bài thuốc từ sâm cau tiên mao nên kiêng ăn gì?

Để bài thuốc từ sâm cau phát huy tác dụng tốt nhất. Người dùng nên kiêng các thực phẩm sau:

– Kiêng uống nước trà: Trà có tính mát và có tác dụng “hạ khí, có thể làm giảm tác dụng bổ thận, kiện tỳ… của thuốc. Chất tannin acid kết hợp với các protein, muối, kim loại tạo thành chất trầm tích. Hệ quả là tác dụng của sâm cau bị giảm hoặc mất hoàn toàn công dụng.

Sâm cau - Tiên mao
Trà sẽ làm giảm hoặc mất hoàn toàn tác dụng của sâm cau

– Kiêng ăn củ cải: Củ cải có tác dụng tiêu thực, trừ đờm. Trong khi Sâm cau là vị thuốc bổ dương. Sâm tiên mao là vị thuốc bổ dương,

– Kiêng thức ăn cay nóng: Sâm cau tính nóng kết hợp với thức ăn cay sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Đặc biệt người mắc chứng âm hư chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ.

Tác dụng phụ

Mặc dù được ví như thuốc tiên, xong bài thuốc vẫn có những tác dụng phụ mà người dùng cần đề phòng. Nhựa sâm cau đen có độc, gây ngứa khi tiếp xúc với da. Vì vậy, người ta thường dùng nước gạo ngâm sâm cau khử độc. 

Sâm cau đen
Tác dụng phụ người dùng cần lưu ý

Theo Dược điển Trung Quốc (2010), Sâm cau đen – tiên mao (tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn) có độc tính và liều lâm sàng khuyến cáo cho người trưởng thành là 3g – 9g/ngày. Liều LD50 của cao chiết ethanol là 215,9 g/kg, gấp 1439 lần liều khuyến cáo lâm sàng.

Biểu hiện trúng độc: Lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo, bí tiện

Tác dụng phụ lưu ý khi sử dụng:

  • Dùng các bài thuốc từ sâm cau liên tục sẽ gây cường dương mạnh. Dẫn tới hao tổn tinh lực.
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu sinh lý, chân tay tê bì mỏi.
  • Rễ sâm cau đen gây sảy thai

Trên đây là những lưu ý về bài thuốc từ sâm cau. Hãy luôn nhớ rằng thuốc phải được sử dụng đúng liều, đúng cách, đúng đối tượng mới có thể phát huy được hết tác dụng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo lời khuyên từ các dược sĩ để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả. Những bài viết tại chuyên mục Cây thuốc nam sẽ giúp bạn tham khảo các kiến thức về những loại dược liệu quen thuộc. Chúc các bạn thành công, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

4/5 - (2 bình chọn)
[contact-form-7 404 "Not Found"]
Bạn cũng có thể thích

Được đóng lại.

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More