Rau ngót: Mách bạn các công dụng chữa bệnh của Cây dược liệu này
Không chỉ được sử dụng làm món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, cây rau ngót còn dùng chữa trị nhiều bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Tìm hiểu ngay các công dụng cây thảo dược này nhé.
Thông tin cơ bản về cây rau ngót
- Tên gọi khác: bồ ngót, bù ngót, rau tuốt, hắc diện thần
- Tên khoa học: Sauropus androgynus (L.) Merr.
- Họ: Thầu dầu – Euphorbiaceae
Mô tả
Cây rau ngót trưởng thành có thể cao từ 1,5-2 mét. Thân cây có màu xanh sẫm rồi chuyển thành nâu khi về già. Lá mọc so le, dài khoảng 6cm, rộng 3cm, cuống ngắn.
Phiến lá nguyên, hình trứng hoặc bầu dục. Hoa có màu đỏ sậm, mọc đơn lẻ. Hoa cái ở trên còn hoa đực ở dưới. Quả cây rau ngót có màu trắng tinh và hình cầu. Hạt có vân nhỏ.
Phân bố ở đâu?
Cây mọc hoang ở các vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, cây rau ngót được trồng rất nhiều để làm thực phẩm hàng ngày.
Bộ phận dùng
Người ta thường sử dụng lá, rễ cây để làm thuốc. Lá có tác dụng chữa ho lâu ngày, lên sởi, viêm phổi, sốt cao. Còn dễ giúp lợi tiểu, kích thích co bóp tử cung, thông huyết.
Cây rau ngót trên 2 năm sẽ được dùng để làm thuốc. Lá được hái khi còn non, không hái lá già. Còn rễ thu hái quanh năm.
Thành phần hóa học
Trong lá cây có chứa nhiều axit amin cần thiết, canxi, photpho, vitamin C, ngoài ra còn có protit, gluxit…
Cây rau ngót chữa bệnh gì?
Một số công dụng sẽ được liệt kê dưới đây:
Thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt
Uống 200ml nước ép rau ngót sống mỗi ngày hoặc có thể dùng nấu canh ăn thường xuyên.
Rau ngót giúp hạ huyết áp
Papaverin trong rau có tác dụng dãn mạch, chống co thắt cơ trơn do vậy giúp giảm huyết áp hữu hiệu. Đồng thời dùng thường xuyên cũng rất có lợi cho người bị mỡ máu cao, tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.
Chữa đái tháo đường
Inulin có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào cơ thể. Chính vì vậy, người đái tháo đường ăn rau ngót sẽ giúp giảm tình trạng bệnh hiệu quả.
Táo bón, đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Dùng 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn, mang đi nấu canh cho trẻ ăn. Vừa là món canh ngon, bổ dưỡng mà còn giúp chữa bệnh, kích thích ăn uống cho những đứa trẻ kén ăn, chán ăn.
Ngoài ra người mới ốm dậy, người già yếu, phụ nữ sinh cũng nên ăn món canh này để giúp tăng cường sức khỏe.
Rau ngót giúp giảm cân
Mỗi ngày uống khoảng 200ml nước ép có tác dụng giảm cân hiệu quả. Phụ nữ sau sinh không nên uống vì rau ngót có tính hàn, có thể gây hại cho sức khỏe. Chỉ nên uống nước ép này khi sau sinh khoảng 2-3 tháng.
Trị đái dầm ở trẻ em
40g rau ngót tươi giã nát, cho thêm chút nước đun sôi để nguội vào để giã, khuấy đều tay và gạn lấy nước cốt uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút.
Trị nám da với cây rau ngót
Hàm lượng vitamin A, C rất cao trong rau ngót có tác dụng chăm sóc da, đẩy lùi sắc tố ra hiệu quả, từ đó làn da mịn màng, trắng sáng hơn. Xay lá rau để lấy nước uống, có thể thêm chút đường rồi dùng nước này thoa lên vùng da bị nám. Để khoảng 20-30 phút thì rửa sạch với nước lạnh.
Chữa sót nhau bằng rau ngót
40g lá rau rửa sạch giã nát. Thêm chút nước vào khuấy rồi lọc lấy nước cốt. Chia làm 2 lần uống cách nhau từ 15-20 phút.
Những trường hợp không ăn được rau ngót
- Không tốt cho phụ nữ mang thai: có thể gây sảy thai vì trong rau có chứa chất làm tăng co bóp tử cung.
- Gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho: glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau. Chất này có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Nó còn gây cản trở cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và những thực phẩm khác được ăn kèm.
- Gây mất ngủ, kém ăn: Người khó ngủ không nên ăn quá nhiều vì chúng có chứa chất gây mất ngủ.
Rau ngót tuy bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta cũng nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Đặc biệt đối với những đối tượng đã được liệt kê ở trên thì nên hạn chế hoặc không nên ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.
Được đóng lại.