Góc chia sẻ: Những bài thuốc chữa bệnh cực nhạy với cây mạch nha!

Mạch nha hay chính là cây lúa mạch, được dùng để làm thực phẩm nhưng ít ai ngờ vị thuốc này còn có công dụng an thai, bổ hư, nhuận phế, sinh tân, chỉ khái, nhuận tràng. Cùng 1001 cây thuốc tìm hiểu nhé!

Thông tin cơ bản

  • Tên khác: Lúa mạch, Mâu mạch, Nhu mạch, Đại mạch, Nếp mạch.
  • Tên khoa học: Fructus Hordei germinatus.
  • Họ: Lúa – Poaceae.

Mô tả cây mạch nha:

Đây là cây thảo sống hàng năm, có rễ dạng sợi, thân mọc đứng có chiều cao 50-100cm. Lá có lưỡi bẹ ngắn, ráp. Cụm hoa mọc đều dọc theo cuống. Các mày hình dải, thon hẹp thành râu. Hạt thon hình trái xoan có rãnh dọc.

Mô tả dược liệu mạch nha:

Dược liệu này còn có tên là đường dẻo. Hạt mọc mầm, và những hạt chưa mọc mầm sẽ mang đi sấy khô để làm mạch nha. Ngày nay ngươi ta còn trộn mầm mạch nha với các loại bột mầm gạo (cốc nha), mầm mạch ở nhiệt độ thích hợp sau đó cô đặc lại. Thành phẩm sẽ có độ quánh dẻo, màu vàng ngà, trong suốt, độ ngọt vừa phải, thấp hơn đường saccharose và glucose, dễ tiêu hoá.

Nhiều người nhầm lẫn giữa mạch nha với mầm mạch sấy khô (cũng được gọi là mạch nha). Hạt lúa mạch nảy mầm, để khô dưới 60 độ C chính là mầm mạch sấy khô.

Hình ảnh

Lúa mạch - Mạch nha
Lúa mạch – Mạch nha
Công dụng của mạch nha
Mạch nha

Xuất xứ

Cây xuất hiện chủ yếu ở các nước phương tây, ngày nay đã được nhập trồng để lấy hạt ăn, dùng làm bánh, lấy mầm làm kẹo, làm thuốc

Thành phần hóa học:

Cây có chứa tinh bột, chất béo, đường mantoza, sacaroza, chất protit, các men amylaza, men mantaza, vitamin b, c, lexitin.

Cây mạch nha có tác dụng gì?

Theo Đông y, cây thuốc này có vị ngọt, tính ôn; vào tỳ, vị, phế. Chuyên dùng để điều vị hoà trung, an thai, bổ hư, nhuận phế, chỉ thống, sinh tân, chỉ khái, nhuận tràng. Người xưa thường dùng trong những trường hợp như: cơ thể suy nhược, viêm khí phế quản, ho khan đờm dính, đau do loét dạ dày tá tràng, táo bón.

+ Enzym Amylase và vitamin B giúp tiêu hóa, dễ tiêu, lợi sữa và chữa đau bụng đi ngoài, ly, viêm ruột ở trẻ nhỏ. Ngoài ra vị thuốc này còn tác dụng hạ đường huyết.

+ Nước sắc cùng với hốt bố cho lên men rượu thành rượu bia.

Mạch nha
Lúa mạch

Ứng dụng trên lâm sàng

Trị viêm gan cấp – mạn tính:

Dùng rễ non lên mầm ở nhiệt độ thấp, mang đi sấy khô tán thành bột, chế thành siro. Mỗi ngày sẽ uống 10ml, ngày 3 lần, uống sau bữa ăn. Sau khi uống các triệu chứng đau gan, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ sẽ được cải thiện, trong đó chán ăn được cải thiện rõ.

Trị nhiễm nấm:

Mạch nha sống 40g, cho vào 100ml cồn 75% ngâm 1 tuần. Dùng cồn này để trị nhiễm nấm.

Trị chứng sữa quá nhiều:

Uống 100-200g nước sắc Mạch nha có tác dụng tốt cho người sữa nhiều căng tức đau hoặc người muốn thôi không cho con bú. Hoặc có thể sao 120g Mạch nha tán bột, mỗi lần sẽ uống 15g, ngày 4 lần với nước sôi nóng.

Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, chán ăn do tỳ vị hư hàn:

Sao 10g Mạch nha, 10g Sinh Sơn tra sắc uống.

Trị tắc sữa:

Dịch sắc của mạch nha nửa sống và nửa rán, sử dụng 2 lần/ngày, 30-60g/lần.

Người khó tiêu, chán ăn và chướng bụng và thượng vị:

Dùng liều lượng bằng nhau: mạch nha, sơn tra, thần khúc và kê nội cân.

Một số thực đơn chữa bệnh:

Món ăn mạch nha sa nhân thang: 20g Mạch nha, sa nhân 1 – 2 g. Dùng để hãm hoặc sắc sa nhân, hoà tan thêm chút đường trong nước sa nhân; cho uống. Dùng để điều trị cho những người đau bụng dọa sảy thai.

Gà hầm mạch nha thục địa: mạch nha 150g, Gà mái 1 con, thục địa 50g. Làm sạch gà rồi cho 2 vị thuốc trên vào trong bụng gà, có thể cho thêm ít gia vị hầm nhỏ lửa. Chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này dành cho những người lao phổi khái huyết, ho khan dài ngày, viêm khí phế quản mạn tính, đau do loét dạ dày tá tràng.

Nước ép: mạch nha 15 – 20g, Nước ép củ cải trắng 1 bát. Hòa chung với nhau, chưng cho sôi và tan đều, cho uống. Sử dụng điều trị ho gà, ho dài ngày do viêm khí phế quản mạn tính.

Chè mạch nha can khương đậu xị: mạch nha 150g, Đậu xị 30g, can khương 15g. Đậu xị nấu cùng 1 lít nước, bỏ bã, thêm mạch nha vào. Sau đó cho can khương vào sắc là nấu xong món chè bổ dưỡng này. Dùng 3 lần ăn trong ngày. Điều trị viêm khí phế quản do phong hàn, ho nhiều đờm dai dẳng.

Kiêng kỵ: Người thấp nhiệt, đầy tích, không tiêu, nôn thổ không nên dùng.

5/5 - (3 bình chọn)
[contact-form-7 404 "Not Found"]
Bạn cũng có thể thích

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More