La Hán Quả – Công dụng có thực sự “thần thánh“ như lời đồn đại?
La Hán Quả không còn xa lạ với người dân Việt. Loại quả này được sử dụng để giải nhiệt cơ thể và dân gian còn dùng để chữa nhiều bệnh nan y. Nhưng không phải ai cũng biết công dụng thực sự của thảo dược này như thế nào và có thực sự thần thánh như những lời đồn đại hay không. Xem chi tiết dưới đây nhé.
La Hán Quả là gì?
Là loại quả có hình tròn, đường kính từ 5-8cm, lúc còn tươi quả có màu xanh lục. Khi già sẽ được phơi khô, sấy và có màu nâu vàng, nâu sẫm, vỏ bên ngoài bóng láng, ít lông nhung. Thịt quả mọng, chứa nhiều hạt. Vỏ quả giòn dễ vỡ, mặt trong quả màu trắng ngà, xốp nhẹ. Khi bóc vỏ bên ngoài sẽ thấy rõ 10 vân sợi chạy dọc xuống. Hạt bẹt, hình tròn chữ nhật hoặc tựa hình tròn, màu nâu, vị ngọt.
- Tên gọi khác: La Hán, Giả khổ qua, Quang quả mộc miết.
- Tên khoa học: Momordica grosvenorii Swingle
- Họ Bầu bí – Cucirbitaceae
- Tiếng anh: Monkfruit
- Bộ phận dùng: Quả sau khi phơi khô
- Phân bố: Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
- Thu hái: vào tháng 9 – 10 hàng năm, phơi hay sấy khô cất dùng dần.
Thành phần hóa học
Trong thịt quả có chứa 1% là chất mogrosides – chất tạo vị ngọt tự nhiên. Từ quả tươi, người ta có thể chiết và chế biến thành một dạng chất bột có chứa tới 80% mogrosides.
Hỗn hợp mogrosides có trong quả La Hán cho vị ngọt gấp 300 lần so với vị ngọt của đường mía (được ước tính theo trọng lượng). Và là một chất ngọt tự nhiên rất an toàn, thích hợp cho người tiểu đường.
Ngoài ra, trong thành phần quả còn chứa protein, vitamin C, 26 nguyên tố vô cơ cùng nhiều chất khác rất có lợi cho cơ thể. Đây cũng chính là lý do vì sao La Hán Quả được mệnh danh là vua của các loại quả.
La Hán Quả có tác dụng gì?
Theo Đông y, quả La Hán có vị ngọt, tính mát, được xem như là một vị thuốc giúp tăng tuổi thọ, cân bằng sự tích tụ nhiệt trong cơ thể và được sử dụng để nhuận phế, nhuận tràng, long đờm, giải khát…
Chữa tiểu đường
Vị ngọt tự nhiên của quả La Hán là một trong những thức uống an toàn dành cho người tiểu đường. Không chỉ vậy, người Trung Quốc con dùng quả này để trị tiểu đường. Quả La Hán giúp hạ đường huyết, kích thích tụy tăng tiết insulin, có tác dụng như một thuốc trị tiểu đường tự nhiên vậy.
Chống dị ứng
Thường xuyên uống trà La Hán sẽ giúp chống lại dị ứng, nghiên cứu trên chuột đã chứng minh được điều này.
Có tác dụng chống viêm, giải nhiệt
Người xa thường bóp nhỏ quả La Hán khô rồi sắc nước uống hàng ngày để làm mát cơ thể, trị nóng trong, mụn nhọt và giảm các cơn đau họng nhờ có tác dụng chống viêm hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả La Hán có tác dụng ức chế sự phát triển của các tề bào ung thư da và ung thư vú. Do vậy để phòng và trị ung thư, mọi người nên kiêng những chất ngọt nhân tạo (nguyên nhân gây ung thư) mà thay vào đó là các chất ngọt từ cây, quả sẽ an toàn và tốt cho cơ thể.
Chống nhiễm trùng
Chắc hẳn chúng ta thường sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng phải không? Nhưng thực chất, chất kháng khuẩn tự nhiên lại là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn cả.
Các chuyên gia đã nghiên cứu và vô cùng ngạc nhiên trước khả năng úc chế sự phát triển của vi khuẩn (đặc biệt vi khuẩn gây sâu răng, bệnh nha chu) từ quả La Hán, đồng thời cũng có tác dụng chống lại nấm Canida.
Tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ
Thành phần Mogrosid trong cây thuốc này có tác dụng chống oxy hóa cực tốt. Dùng quả La Hán sẽ ngăn ngừa quá trình lão hóa, rối loạn chức năng trong cơ thể.
Cách hãm nước quả La Hán
Cách 1: Trà quả La Hán
- Dùng 2-3 quả La Hán, rửa sạch, đặc biệt là cần loại bỏ các sợi lông nhung ở ngoài vỏ.
- Dùng tay tách trái La Hán ra thành 2-4 phần.
- Cho vào bình, cho 1-1,5 lít nước sôi vào hãm.
- Để yên khoảng 5-10 phút và thưởng thức, thêm đá nếu muốn dùng lạnh.
Cách 2: Trà hoa cúc La Hán
- Dùng 2-3 quả La Hán cùng 25g hoa cúc.
- Rửa sạch 2 nguyên liệu trên, bóp quả La Hán thành 5-8 lát.
- Bỏ quả La Hán vào nồi, thêm 1.5l nước đun sôi, để lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Sau đó thêm hoa cúc vào và đun thêm 10 phút nữa.
- Tắt bếp và để nguội.
Bài thuốc trị bệnh từ quả La Hán
- Điều trị ho lao: 60g La Hán + 100g thịt lợn nạc. Hai thứ đều thái lát, cho thêm chút nước mang đi hầm và ăn cùng cơm.
- Chữa mất tiếng: 1 quả La Hán 1 quả bóp nhỏ, thêm nước sôi hãm thành trà uống làm nhiều lần trong ngày.
- Chữa ho gà (bách nhật khái): 1 quả La Hán + 25g hồng khô + nước nóng rồi mang uống.
- Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: 20g La Hán + 12g tang bạch bì, sắc nước uống trong ngày.
- Chữa táo bón: Dùng quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống làm nhiều lần trong ngày.
Đối tượng không nên sử dụng
Người chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt không nên sử dụng để tránh các vấn đề về tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin về quả La Hán và công dụng mà quả này mang lại. Chắn hẳn bạn cùng với Cây thuốc nam đã có câu trả lời về tác dụng “thần thánh” của loại quả rẻ tiền, dễ kiếm và dễ sử dụng này rồi đúng không?
Được đóng lại.