Kim thạch hộc – cây được mệnh danh “vàng trong đá” thực sự tốt?
Kim thạch hộc là vị thuốc quý đứng đầu trong 9 loại tiên dược được cổ thư đông y Trung Quốc xếp hạng cách đây 1000 năm, gồm: Thạch hộc, tuyết liên, nhân sâm, thủ ô, phục linh, tùng dung, linh chi, ngọc trai, đông trùng hạ thảo. Vậy thực sự Kim Thạch Hộc là cây gì? Có thực sự tốt hay không?
Kim thạch hộc và những thông tin không phải ai cũng biết
- Tên khác: Thạch hộc, Thạch hộc tía, thạch hộc rỉ sắt, thạch hộc thiết bì, kim thoa thạch hộc, thiết bì thạch hộc, câu trạng thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo…Trong đó thạch là đá, hộc là cái hộc
- Tên khoa học: Dendrobium sp
- Họ: Lan – Orchidaceae.
Đặc điểm của cây Kim thạch hộc:
Cây thạch hộc tía mọc trong các hốc đá (hoặc thân cây gỗ) với độ cao 1.000 – 3.400 m so với mực nước biển. Trong điều kiện môi trường tự nhiên có độ ẩm 70%, nhiệt độ trung bình hàng năm 12-18 độ C.
Cây dài 30-50cm mọc theo thành bụi, thân hơi dẹt và có rãnh dọc, các đốt dài từ 2,5-3cm, có vân dọc. Lá mọc so le thành dây đều hai bên, hầu như không có cuống. Cụm hoa ở kẽ lá. Hoa có màu vàng, cánh môi hình bầu dục, nhọn, họng hoa có điểm màu tím. Quả nang hơi hình thoi, hạt rất nhiều và nhỏ như bụi phấn. Mùa hoa Kim thạch hộc ở là tháng 2 – 4, mùa quả tháng 4 – 6.
Hình ảnh
Cây Kim thạch hộc phân bố ở đâu?
Cây thạch hộc tía phân bố ở nhiều nước nhiệt đời, cận nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanmar.
Thu hái, chế biến và bộ phận sử dụng
Người ta thường thu hái vào tháng 6 – 10, cắt lấy phần thân của cây, bỏ gốc rễ lá. Sau đó đem rửa sạch đất cát, đồ qua hơi nước, rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đồ chín, tẩm rượu thái nhỏ.
Thành phần dược chất
Cây Kim thạch hộc được nghiên cứu và nhận thấy có rất nhiều các hoạt chất sinh học quý, giàu polysacarit(22%), alkaloit (0,3%), các acid amine (35%), ngoài ra còn chứa nhiều chất khoáng kali, mangan, đồng, canxi, magie, titan và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Tính vị của Kim thạch hộc (thạch hộc tía)
Theo Đông y, Kim thạch hộc vị hơi ngọt, hơi mặn, tính lạnh, có tác dụng vào 3 kinh Phế, Vị, Thận. Từ đó giúp bổ âm, trừ nóng (thanh nhiệt), chữa khát, ích vị, tăng bài tiết tân dịch. (được dẫn chứng trong các sách cổ như Bản Kinh, Trấn nam bản thảo, sách Danh y biệt lục)
Đối tượng sử dụng
- Người thận yếu, suy giảm chức năng thận
- Người bị suy giảm chức năng thận
- Người khí huyết hư kiệt (Biểu hiện chân tay lạnh, miệng khô, họng háo nước)
- Người gầy yếu, kém ăn, thiếu máu
- Người thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm
- Người bị ho hen kéo dài không khỏi
Công dụng của Kim thạch hộc – vàng trong đá trong dân gian:
– Kim thạch hộc giúp chữa trị đau dạ dày (ích vị sinh tân):
Trong “Thần nông bản thảo kinh” và “Bản thảo tái tân” đã ghi nhận công dụng trường vị, chữa dạ dày và đau bụng của Kim thạch hộc. Còn Y học hiện đại cho rằng, Kim thạch hộc giúp ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày co bóp, tăng tiết dịch vị dạ dày, tăng năng lực bài khí của dạ dày nên rất có lợi cho tiêu hóa.
– Kim thạch hộc trị bệnh xương khớp (phong thấp):
Ở người trung niên, cao tuổi, xương khớp bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, phong – hàn – thấp xâm nhập gây ra bệnh đau nhức xương khớp. Chỉ cần sử dụng Kim thạch hộc sẽ giúp tăng cường kháng phong thấp hiệu quả. Bởi Kim thạch hộc giúp tư dưỡng âm dịch, bôi trơn các khớp, từ đó gân cốt mạnh khỏe, khớp nối thanh thoát.
– Kim thạch hộc giảm đường huyết và giảm mỡ máu:
Kim thạch hộc giúp dưỡng âm, thanh nhiệt, thuận táo, đặc biệt chữa khát ở người tiểu đường. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy Kim thạch hộc có tác dụng tăng cường Insulin, giảm đường huyết, giảm tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tê bì chân tay…xúc tiến tuần hoàn, giãn huyết quản, giảm cholesterol và triglyceride có trong máu.
– Tăng cường công năng miễn dịch:
Theo “Dược tính luận”, thời nhà Thanh của Trung Quốc đã sử dụng Kim thạch hộc để giúp bổ thận, tích tinh, dưỡng vị âm, dưỡng khí lực. Trong đó, hàm lượng polysaccarit có trong Kim thạch hộc còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngày nay, y học hiện đại đã nghiên cứu và nâng cao được công dụng này của Kim thạch hộc giúp chống mệt mỏi và chống chịu ngạt oxy cực tốt.
– Phòng ngừa ung thư:
Hoạt chất trong Kim thạch hộc giúp tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính như ung thư phổi, máu trắng, ung thư buồng trứng… Trong lâm sàng, Kim thạch hộc được dùng làm thuốc điều trị bổ sung dành cho các bệnh ung thư ác tính, giảm nhẹ các tác dụng phụ khi xạ trị, hóa trị, tăng sức miễn dịch, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
– Tăng cường thị lực:
Kim thạch hộc dưỡng âm, dưỡng mục nên giúp bảo vệ mắt, chữa bệnh lòa ở người già.
– Dưỡng da:
Kim thạch hộc có chứa các chất nhờn giúp tư nhuận dinh dưỡng da.
– Lợi mật:
Thạch hộc tía giúp tư dưỡng can âm nên điều trị hiệu quả các bệnh về viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.
Các bài thuốc chữa bệnh từ Kim thạch hộc
Đơn thuốc dưỡng khí bổ huyết, ích thận cường dương:
Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 4g, đảng sâm 4g, trích cam thảo 4g, câu kỷ tử 4g, ngưu tất 4g, đỗ trọng 4g, nước 500ml. Các vị thuốc đem sắc uống, sắc cạn còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc trên có tác dụng bồi bổ cơ thể, rất tốt cho những người gầy yếu, suy giảm chức năng thận.
Đơn thuốc điều trị ho:
Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, tỳ bà diệp 4g, trần bì 4g, nước 300ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa viêm bàng quang mạn tính:
Thạch hộc, sa sâm, thục địa, ngưu tất, vỏ núc nác mỗi vị 12g; kim ngân hoa 20g; mã đề, tỳ giải mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa nha chu viêm, làm chắc chân răng:
Thạch hộc, sinh địa, huyền sâm, sâm, quy bản, ngọc trúc, kỷ tử, thăng ma, mỗi vị 12g; kim ngân hoa 16g, bạch thược 8g, sắc lấy 200ml nước đặc, uống một nửa và ngậm một nửa dung dịch.
Chữa nóng trong, háo khát, thổ huyết:
Thạch hộc, sinh địa, thục địa, sa sâm, đan sâm, thiên môn, ngưu tất, mỗi vị 16g; ngũ vị tử 3g. Sắc uống. Hoặc thạch hộc 4g, chè xanh 2g, hãm với nước sôi, uống hoặc súc, ngậm trong ngày.
Cách ngâm rượu thạch hộc tía:
Thạch hộc 500g; mạch môn 500g; ngũ vị tử 300g; đẳng sâm 300g; câu kỷ tử 300g; đương quy 200g; đỗ trọng 100g. Các vị đem ngâm với 10 lít rượu, ngâm 2 tháng là dùng được. Mỗi ngày dùng 50ml (khoảng 2-3 ly nhỏ). Bài thuốc ngâm rượu trên có công dụng bồi bổ cơ thể, sinh tinh bổ huyết, tráng kiện gân cốt.
Chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai, khó ngủ:
12g mỗi vị: Thạch hộc, kỷ tử, hạ khô thảo, mẫu lệ, sa sâm, mạch môn, cùng với 16g câu đằng; và 8g mỗi vị: địa cốt bì, táo nhân, trạch tả, cúc hoa. Tất cả tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
*Lưu ý khi sử dụng: Không nên dùng quá liều và người huyết áp thấp không nên dùng.