Cảnh báo! 5 chứng bệnh gây ra ho dai dẳng, ho kéo dài chớ nên chủ quan

Ho dai dẳng, kéo dài từng cơn là những triệu chứng nhiều người mắc phải khi thời tiết thay đổi. Nhiều người chủ quan không tìm căn nguyên và điều trị kịp thời khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng.

Triệu chứng đi kèm ho kéo dài

Ngoài ho dai dẳng kéo dài, nhiều người còn kèm ho khan, ho có đờm kéo dài không sốt, chảy nước mũi, đau rát họng, khản tiếng, thở khò khè hoặc khó thở. Nhiều người còn bị ợ chua, ho ra máu… Khi gặp những triệu chứng đi kèm mà uống đủ thứ thuốc không đỡ thì nên cẩn trọng ngay.

Ho dai dẳng kéo dài chớ nên chủ quan
Ho dai dẳng kéo dài chớ nên chủ quan

Bắt bệnh qua từng biểu hiện ho

Ho khan – dấu hiệu của viêm phổi, thanh quản

Nếu bạn đang gặp hiện tượng ho kéo dài, ho khan thì cần chú ý ngay tới những bệnh lý như: viêm họng gây ho kéo dài, viêm tai, viêm thanh quản, viêm xương chũm mạn tính. Đặc biệt ho mất tiếng kéo dài còn dấu hiệu quả ung thư phế quản (thường xuất hiện ở người hay hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm).

Ngoài ra ho khan còn do các bệnh lý như xơ phổi, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi. Ở những người bệnh sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp có hiện tượng ho khan có thể do tác dụng phụ của thuốc, cần khám lại để Bác sĩ điều chỉnh thuôc.

Ho thành từng cơn

Ho thành những cơn ngắn – biểu hiện điển hình của ho gà. Người bệnh vừa ho xong chỉ cần hít một hơi dài là có thể tiếp tục ho. Những cơn ho kéo dài này làm tăng áp lực lên lồng ngực, gây ứ huyết tĩnh mạch chủ nên mặt của người bệnh thường đỏ lên. Cơn ho còn có thể gây chảy nước mắt, phản xạ nôn. Sau một thời gian ho dai dẳng không dứt, người bệnh sẽ bị đau ê ẩm ở ngực, lưng, bụng do mỗi lần ho cơ của những vùng này bị co lại.

Ho kéo dài về đêm là bệnh gì?

Ho kéo dài về đêm ở trẻ em

Ho có đờm kéo dài ở trẻ em thường xuất hiện vào ban đêm. Do chất nhầy ở cổ họng bị ứ lại gây kích thích ho để tống ra ngoài. Ngoài ra trẻ em ho nhiều vào ban đêm còn có thể do:

– Có dị vật ở đường hô hấp khiến trẻ ho sặc sụa, không sốt nhưng lại gây khó thở và mặt tái đi.

– Cảm lạnh, viêm xoang khiến đờm ở xoang chảy xuống họng khi ngủ và gây ho.

– Trẻ bị ho sặc sụa theo từng cơn dẫn tới nôn thì đây là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Cần theo dõi liên tục triệu chứng ho kéo dài về đêm ở trẻ
Cần theo dõi liên tục triệu chứng ho kéo dài về đêm ở trẻ

Ho kéo dài về đêm ở người lớn

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng ho có đờm kéo dài ở người lớn?

– Hen suyễn: Người bệnh sẽ bị ho trong một thời gian dài đi kèm với các biểu hiện: khó thở, thở rít, nặng ở vùng ngực.

– Viêm xoang: Dịch ứ đọng ở vùng họng khiến người bệnh ho nhiều vào ban đêm.

– Trào ngược axit: Axit dạ dày trào ngược lên , đặc biệt là khi người bệnh nằm ngủ.

Ho ra máu

Ho khan ra máu có thể cảnh báo bệnh viêm phổi cấp, ung thư phổi… và khi người bệnh gặp hiện tượng này, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Ho ra máu có thể đột ngột khi người bệnh vẫn đang khỏe mạnh và vừa hoạt động mạnh xong.

Nếu ho ra máu do lao phổi sẽ đi kèm với các triệu chứng: sốt nhẹ, sút cân.

Nếu ho ra máu có lẫn một ít đờm, không sốt, ho tái phát một vài lần, không sút cân thì có thể là dấu hiệu cuả bệnh lao.

Ho ra máu - dấu hiệu quả lao phổi và ung thư
Ho ra máu – dấu hiệu quả lao phổi và ung thư

Làm gì khi bị ho dai dẳng kéo dài?

Ho có thể chỉ là những phản ứng bình thường của cơ thể. Nhưng nếu ho dai dẳng, ho kéo dài thì cần cẩn trọng vì đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh cần tỉnh táo xem xét các dấu hiệu – nguyên nhân gây ra hiện tượng ho của mình để có các cách điều trị hiệu quả.

Nếu ho kéo dài kèm đau họng do uống nhiều nước đá, hay ho sau đợt ốm thì có thể mua thuốc giảm ho, uống nước gừng + đường và giữ ấm cho vùng họng.

Khi ho kéo dài có kèm theo sốt, tím tái, cảm giác khó thở thì cần xét nghiệm ngay.

Nếu ho kéo dài 3 tuần mà đã uống nhiều loại thuốc không giảm, cùng với đó là bị sốt, ho có đờm màu nâu hoặc vàng, ho ra máu thì cần đến bác sĩ để được chẩn đoán sớm.

4.8/5 - (17 bình chọn)

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More