Cây ginkgo biloba – vị thuốc nổi tiếng với công dụng bảo vệ não và hệ thần kinh
Ginkgo biloba hay còn được gọi là cây bạch quả, một thảo dược quý đã được sử dụng từ lâu đời và là một vị thuốc rất tốt cho bộ não và hệ thần kinh của con người. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về loài này xem chúng có những lợi ích gì cho sức khỏe nhé.
Ginkgo biloba là cây gì?
- Tên gọi khác là cây bạch quả, Tanakan, ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus,….
- Tên khoa học: Ginkgo biloba L.
- Họ: Bạch quả – Ginkgoaceae.
Mô tả về loài cây ginkgo biloba
Cây ginkgo biloba (bạch quả) là một vị thuốc thuốc quý, dạng cây to, cao từ 20m – 30m. Thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân thành các nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả dạng hạch, kích thước trông như quả mận, thịt màu vàng thường có mùi bơ khét rất khó chịu.
Hình ảnh cây ginkgo biloba
Cây ginkgo biloba mọc ở đâu?
Cây ginkgo biloba đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 3000 năm về trước, có nguồn gốc ở tỉnh Triết Giang… Loại thực vật này được trồng nhiều ở châu Âu và một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Từ năm 1995, Việt Nam ta đã nhập hạt cây ginkgo biloba từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm.
Thành phần hóa học
Cây chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường. Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol. Lá chứa các hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây ginkgo biloba là gì ?
Hầu như bộ phận nào của cây ginkgo biloba cũng đều dùng làm thuốc. Từ lá cho đến quả và nhân.
Thu hái, chế biến và bảo quản
Cây ginkgo biloba thường thu hái lá quanh năm. Chúng ta phơi hay sấy khô đều được. Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Tính vị, kinh quy của cây ginkgo biloba
Có vị ngọt đắng, bình, chát, khi ăn chín thì thường có vị đắng nhỏ hơi ngọt, tính ấm, có độc nhỏ. Tác động vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận.
Công dụng của cây ginkgo biloba
Cây ginkgo biloba giúp cải thiện và tăng cường trí nhớ, làm giảm căng thẳng thần kinh do áp lực từ công việc và học tập. Ngoài ra, cây ginkgo biloba còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn trí nhớ, suy giảm trí tuệ, bệnh Alzheimer giai đoạn sớm và chứng rối loạn hành vi ở người cao tuổi, làm giảm các cơn đau thần kinh ngoại biên do tắc động mạch ngoại biên, bệnh raynaud, viêm tĩnh mạch,…
Loài cây này còn giúp ngăn ngừa và điều trị tai biến mạch máu não, điều trị các chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, suy giảm thị lực do thiếu máu não chỉ cần biết cách dùng, một thời gian sẽ có hiệu quả tốt.
Một số bài thuốc mà chúng ta cần biết từ cây ginkgo biloba
Ginkgo biloba có tác dụng tăng cường lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch: Bài thuốc gồm cao bạch quả tiêu chuẩn hóa với liều 120mg có tác dụng giống như dihydroergotoxin với liều 4,5mg sau 6 tuần điều trị.
Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn và cổ có tiếng khò khè:
Bài thuốc gồm bạch quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Sử dụng lá ngải như cái tổ, rồi mỗi bạch quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy xung quanh rồi đem nướng cho thơm, sau đó bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả, mỗi ngày ăn từ 3-4 quả như vậy.
Cây ginkgo biloba có tác dụng định suyễn thang:
Bài thuốc bao gồm bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g. Chúng ta sắc tất cả các vị thuốc với nhau cùng với 600ml, ngày sắc 3 lần, gạn lấy nước chia uống trong ngày.
Chữa đi đái buốt, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục:
Bài thuốc bao gồm bạch quả 10 quả, 5 quả để uống sống, 5 quả để chín. Sau đó, gom cả hai thứ vào rồi sử dụng ăn trong ngày.
Chú ý: tuyệt đối không sử dụng ginkgo biloba đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi, người bị rối loạn đông máu, bệnh nhân động kinh,…
Được đóng lại.