Tổng hợp thông tin về cây dừa cạn và các bài thuốc chữa bệnh
Những điều bạn cần biết về cây dừa cạn: đặc điểm hình thái, công dụng và bài thuốc chữa bệnh
Cây dừa cạn được trồng chủ yếu để làm cảnh nhưng đồng thời cũng là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng như: chữa zona thần kinh, trị tiểu đường, ổn định huyết áp, phục hồi da do bỏng và hỗ trợ điều trị ung thư… Để biết thêm về loại dược liệu này, mời bạn cùng 1001 Cây thuốc theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thông tin về cây dừa cạn
- Dừa cạn còn gọi là trường xuân, bông dừa, dương giác, hoa hải đằng.
- Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich.
- Họ khoa học: Trúc đào – Apocynaceae.
Mô tả cây dừa cạn
Cây dừa cạn là câu thân thảo, nhỏ, thấp với chiều cao trung bình từ 40-80cm. Dừa cạn thường mọc thành từng đám lớn. Lá cây mọc đối xứng nhau, có màu xanh mướt. Phiến lá hình trứng thuôn dài, hai mặt lá nhẵn, bóng, không có gai hoặc lông.
Hoa cây dừa cạn có màu sắc đa dạng như: trắng, đỏ, hồng. Hoa mọc đơn độc ở các kẽ lá, có mùi thơm đặc trưng. Mỗi bông hoa có 5 cánh nhỏ, mềm mịn như nhung.
Quả cây nhỏ chỉ vài mm, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu nhạt. Rễ cây thuộc dạng rễ chùm, nằm nông trên mặt đất.
Cây dừa cạn mọc ở đâu phổ biến?
Cây dừa cạn mọc hoang rất nhiều nơi như ở bãi cỏ, bìa rừng, bờ ruộng hoặc tại các sông suối. Tại Việt Nam, cây xuất hiện chủ yếu ở khu vực Miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, người dân cũng trồng cây dừa cạn tại vườn nhà để làm cảnh và thu hái làm dược liệu.
Thu hái và sơ chế
Rễ, thân và lá của cây dừa cạn được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Cây phát triển và ra hoa quanh năm nên người dân có thể thu hái vào mọi thời điểm trong năm.
Tuy nhiên, nên thu hái ở những khu vực có nhiều ánh sáng, sạch sẽ, không lấy những cây bị sâu bệnh ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu. Sau khi thu hái về có thể dùng dược liệu lúc còn tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Cây dừa cạn chữa được bệnh gì?
Theo Đông y, cây dừa cạn có tính mát, vị đắng được sử dụng để trị viêm, hạ huyết áp, thông tiểu, trị tiêu hóa kém, đái tháo đường, bỏng da, an thần…
Theo y học hiện đại: người ta đã tìm được những hoạt chất như alkaloid, catharanthin, prin, vindoline, vinblastine,… có tác dụng chữa nhiều bệnh hiệu quả như: u xơ tuyến tiền liệt, xơ gan, viêm gan…
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây dừa cạn
Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng u xơ tuyến tiền liệt
Đinh lăng 16g, mỗi vị 12g: huyền sâm, chè khô, dừa cạn, xuyên sơn và bối mẫu 10g, cát căn 6g, trinh nữ hoàng cung 5g. Đem các vị sắc uống ngày dùng 1 thang, chia nước sắc thành 3 lần uống.
Điều trị xơ gan và viêm gan
cây hoa dừa cạn 10g, diệp dạ châu 10g, thân, rễ, lá của cây cà gai leo 30g. Sao vàng tất cả các vị thuốc, sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa mất ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi
20g thân dừa cạn khô đã sao vàng, mỗi vị 12gr: hạt muồng sao đen, lá vông nem. Đem dược liệu sắc kỹ cùng với nước và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút. Thực hiện mỗi ngày trong thời gian dài để cải thiện giấc ngủ.
Chữa chứng tiêu khát
10gr bông dừa, 20gr dây thìa canh sắc cùng với 1 lít nước. Đun cho đến khi cô cạn còn khoảng 3 bát con nước thì chia làm 3 lần uống trong ngày. Nên uống nước thuốc khi còn ấm và sau khi ăn từ 15 – 20 phút.
Cây dừa cạn chữa rong kinh
cây dừa cạn, trạch lan mỗi vị 16gr, 8gr chỉ xác, 10gr nụ hoa hồng, tô mộc 20gr, hương phụ, nga truật mỗi vị 12gr. Đem các dược liệu sắc với 500ml nước, đun cho đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Dùng nước này chia làm 2 lần uống trong ngày, uống khi còn nóng.
Chữa bỏng nhẹ trên da
một nắm lá dừa cạn tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó giã nát dược liệu và đắp lên vết bỏng, đắp trong khoảng 15 – 20 phút. Nên thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần cho đến khi vùng da tổn thương lành lại.
Trị tăng huyết áp: Dừa cạn 160g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cam thảo đất 140g. Sao khô các vị thuốc rồi tán vụn, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày dùng 40g cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, sau 10 phút là dùng được. Dùng nước này uống thay trà sẽ giúp an thần, hạ áp và làm bên thành mạch.
Bài thuốc trị búi trĩ sưng đau
Dùng lá và hoa cây dừa cạn cùng với lá thầu dầu tía bằng lượng nhau. Đem rửa sạch, giã nát và băng lại ở búi trĩ.
Những lưu ý khi sử dụng cây dừa cạn để chữa bệnh
Người huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, đang cho con bú không nên sử dụng cây dừa cạn.
Sử dụng đúng liều lượng, không nên lạm dụng dược liệu vì có thể gây các tác dụng phụ như: táo bón, nôn ói, rụng tóc, chán ăn…
Trên đây chuyên mục Cây thuốc nam đã cung cấp những thông tin chi tiết về cây dừa cạn và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này. Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc thêm, bớt thành phần dược liệu trong bài thuốc. Nếu có thắc mắc xung quanh loại dược liệu này, vui lòng liên hệ với chúng tôi sớm nhất.
Được đóng lại.