#10 Công dụng tuyệt vời của rau má – không biết thì quá tiếc
Rau má là loại rau thông dụng, quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt Nam. Không chỉ vậy, cây rau má còn được biết đến là loại thuốc chữa bệnh: mụn nhọt, sốt cao, táo bón… 10+ công dụng tuyệt vời của rau má sẽ được nhắc đến dưới đây.
Tìm hiểu về cây rau má
- Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb.
- Họ khoa học: Hoa tán – Apiaceae.
Mô tả cây rau má
Rau má là cây thảo mọc bò, có nhiều nhánh nhỏ. Rễ mọc từ cá mấu của thân và bám chặt dưới đất. Cuống lá dài, phiến hình thận, gân tròn, mép khía tai bèo. Hoa của cây rau má hình tán đơn mọc ở nách lá. Mỗi nách lá mọc 1-5 hoa nhỏ không cuống màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả rau má dẹt.
Cây rau má sống ở đâu?
Rau má thường mọc dại ở những nơi ẩm thấp như bờ mương hay thung lũng. Bạn có thể tìm thấy cây rau má ở dưới các tán cây trong vườn hoặc men các bờ ruộng.
Bộ phận dùng của cây rau má:
Dùng toàn bộ cây rau má gồm cả phần thân và rễ. Có thể thu hoạch rau má quanh năm. Sau khi thu hái đem về rửa sạch, phơi khô và nghiền thành bột.
Thành phần hóa học cây rau má:
Rau má có chứa: alcaloid (gồm hydrocotulin, glycosid asiaticosid) và centellosid có tác dụng tăng cường lên da non cho các vết thương mau lành. Chất asiaticosid giúp kháng khuẩn và làm vết thương nhanh lên da non.
Cây rau má có tác dụng gì?
Rau má có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận gan, giải độc cực kỳ tốt. Trong Đông y thường sử dụng rau má làm thuốc bổ và điều trị các chứng bệnh như rôm sẩy, mụn nhọt, sát trùng, bạch đới…
Rau má cũng được sử dụng điều trị mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, bệnh tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, người bị say nắng, viêm amiđan, bệnh gan (viêm gan), vàng da, viêm màng phổi, lupus đỏ hệ thống (SLE), tiêu chảy, khó tiêu, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, thiếu máu, tiểu đường, động kinh, hen suyễn nên sử dụng rau má để điều trị bệnh rất hiệu quả.
Một số bài thuốc từ cây rau má:
Chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ
50g-100g Rau má tươi toàn cây đem rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, rồi vắt uống. Hoặc Rau má 50g, rửa sạch, đem giã nát trộn với nước vo gạo và vắt lấy nước cốt trong để uống.
Chữa đau bụng kinh nguyệt, đau lưng
Dùng rau má lúc mới ra hoa, phơi khô và đem đi tán nhỏ. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.
Chữa tiểu ra máu
Rau má + ích mẫu mang đi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
Rau má chữa táo bón
Giã 30g rau má và đắp vào rốn.
Chữa áp xe vú giai đoạn đầu với cây rau má
Nguyên liệu bao gồm rau má và vỏ sau. Mang đi sắc vói nước và uống. Có thể thê chút rượu để tăng hiệu quả.
Giải nhiệt, mẩn ngứa, trị rôm sẩy, mát gan lợi tiểu
Rửa sạch 30 – 100g rau má tươi, sau đó giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày. Hoặc bạn có thể xay nhuyễn bằng máy rồi cho thêm đường vào uống.
Bài thuốc từ rau má chữa mụn nhọt
Rửa sạch rau má, giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương.
Chữa chấn thương phần mềm gây sưng nề
20 – 30g rau má tươi, giã nát rồi vắt lấy nước, hòa với một chút rượu uống.
Chữa viêm họng và viêm amiđan
Rửa sạch 60g rau má tươi. Sau đó giã nát, ép lấy nước và hòa với một chút nước ấm và uống.
Chữa xuất huyết từ rau má
Lấy 30 – 100g rau má tươi, giã nát hoặc sắc uống.
Chữa giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm
Giã nát rau má tươi, vắt lấy nước uống. Nếu khó uống có thể pha thêm một chút đường phèn.
Cảm nắng, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, rồi mang đi giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, có thể thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.
Bài thuốc trị sẹo lõm từ rau má
Rau má rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng trong 5-7 phút. Chia làm 2 phần, 1 phần đi xay nhuyễn thêm đường uống, 1 phần giã nát và đắp trực tiếp lên vùng sẹo lõm 15 phút mỗi ngày.
Trị sẹo lồi từ rau má
Ép, xay ra má lấy nước rồi trộn với 1 muỗng cà phê mật ong, thoa lên vùng sẹo bị lồi. Sau 30 phút đi rửa lại với nước ấm. Áp dụng ít nhất 1 tháng sẽ thấy sẹo lồi dần bằng phẳng hơn.
Dùng bao nhiêu rau má là đủ?
Tuy rau má rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải dùng bao nhiêu cũng được. Các bác sĩ khuyên rằng không nên dùng rau má quá 6 tuần. Đặc biệt người có tiền sử mắc bệnh gan, tổn thương da, ung thư sẽ không nên dùng rau má.
Một số tác hại của rau má:
- Dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy cho những người tiêu hóa kém.
- Không tốt cho phụ nữ đang trong giai đoạn sinh nở, khiến giảm khả năng thụ thai, sảy thai.
Từ trước đến nay, rau má vẫn luôn là loại rau và vị thuốc được người dân Việt Nam ưa chuộng. Hãy áp dụng ngay các bài thuốc chữa bệnh từ cây rau má ở trên để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.
Được đóng lại.