Cây nữ lang – thảo dược quý chữa mất ngủ đã có tại việt nam
Cây Nữ Lang từ xa xưa đã được người dân Châu Âu dùng để trị bệnh mất ngủ. Tuy nhiên, tại Việt Nam còn rất ít người biết đến Nữ lang và cách sử dụng thảo dược quý này.
Cây Nữ Lang là cây gì?
- Tên gọi khác: Amantilla hay common Valeria, Garden Helitrope, Kediotu… nói chung cây nữ lang có rất nhiều tên gọi khác nhau.
- Tên khoa học: Valeriana officinalis L.
- Họ: Valerianaceae
Mô tả cây nữ lang
Cây có thân cao 1 – 1,6 m, thường thân cây nhẵn, nếu có lông sẽ mọc ở các mắt cây hoặc gốc. Lá thường mọc ở thân, thân cây thường có khoảng vài lá, mỗi lá dài tới 5cm, rộng 0,4cm. Lá nữ lang thường không có cuống, có răng cưa ở viền, thuôn dần về đuôi. Hoa nữ lang có nhiều màu sắc, thường nở rộ vào mùa hè, hoa sớm nở cũng chóng tàn, có mùi nhẹ nhàng, nên cũng có rất nhiều người thích ngửi mùi hoa. Quả nữ lang mọc khi lá dần biến mất. Quả có chiều dài 1,7 – 2mm, rộng to 0,7 1mm có nhiều góc cạnh, góc thì lồi, góc thì nhẵn, răng tơ phát triển dần dần thành long, có các đốm râu bé.
Hình ảnh cây nữ lang
Nữ Lang được trồng ở đâu
Nữ lang luôn được biết đến với giống cây bản địa sống lâu năm tại Châu Âu, tuy nhiên hiện nay, ở nước ta nữ lang mọc chủ yếu tại các khu vực dãy núi cao chót vót nằm tại các tỉnh ở khu vực miền Bắc. Và được trồng chủ yếu ở một số nơi điển hình như thị trấn Sapa – Lào Cai hay Lai Châu, Lâm Đồng, Đà Lạt.
Bộ phận sử dụng
Cây nữ lang sử dụng thân và toàn bộ rễ để làm thuốc. Thân cây thường có màu nâu, có nhiều gân nổi, dạng cong, có nhiều thân còn dính cả các rễ non, bé mỏng.
Thành phần hóa học
Thân và rễ nữ lang đều có tinh dầu, được gọi là tinh dầu Valeriana officinalis L. Ngoài ra, chế phẩm của chúng cũng có mùi hương rất đặc trưng là Calerian. Trong cây nữ lang còn có 5 – 10% chất vô cơ. Loại thảo dược này còn có nhiều tinh bột (gluxit) hay các axit hữu cơ quen thuộc như ben – zoi, cafeic cùng với clorogenic. Cây nữ lang có một ít lipit và tanin.
Một số tác dụng dược lý của Nữ Lang
- An thần, chống hồi hộp, lo lắng, ổn định thần kinh. Nữ lang có tác dụng tăng cường quá trình ức chế vỏ đại não là nhờ tinh dầu, muối sinh vật. Từ đó, chống lại các cảm giác hưng phấn tột độ của phản xạ thần kinh, giúp giãn cơ, giảm căng thẳng.
- Cây Nữ lang có tác dụng với tim mạch: làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu. Giúp hạn chế việc thiếu máu cơ tim cũng như tăng lượng oxy tại tim lên, ổn định huyết áp.
- Cây nữ lang có khả năng bảo vệ tế bào gan khi tetrachoromethane tấn công làm tổn thương.
- Nữ lang giúp ức chế, tiêu diệt một số loại vi khuẩn, kháng viêm, chữa trị viêm ruột do Rotavirus.
Tính vị, quy kinh của cây nữ lang
Nữ lang có tính vị ngọt, ấm, hơi cay hoàn toàn không độc.
Quy kinh gồm 2 kinh tâm và can.
Cây nữ lang có tác dụng gì?
Cây nữ lang chữa mất ngủ
Nữ lang nổi tiếng nhất với công dụng chữa mất ngủ, lấy rễ bào chế thành thuốc chữa mất ngủ. Ngoài ra còn có bài thuốc tự làm như lấy 15g nữ lang trong đó có rễ và thân cây rửa sạch, sắc nước uống mỗi ngày giúp dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu, không mộng mị.
Cây nữ lang hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Dùng rễ đã sao khô tán thành bột dạng mịn, sắc lấy nước uống ngày 3 đến 4 lần, giảm đau dạ dày, giảm viêm loét.
Nữ lang giúp điều trị bệnh tim, nâng cao sức khỏe
Bài thuốc bao gồm 10g cây khô, thêm 2,2g cây dong riềng đỏ, trộn lẫn sắc nước uống hàng ngày. Giúp mạch thoáng, tăng lưu lượng máu bơm lên tim, giúp tim khỏe mạnh.
Nữ lang giúp ổn định thần kinh, đỡ căng thẳng, đánh trống ngực và khó ngủ
Lấy rễ và thân nữ lang ngâm với rượu trắng trong vòng 7 đến 8 ngày. Sau đó, chắt rượu ra, uống khoảng 2 thìa cà phê mỗi ngày 1 đến 2 lần. Đơn giản hơn là dùng 12g nữ lang sắc uống hằng ngày.
Nữ lang giúp chữa viêm dạ dày mãn tính
Cây nữ lang 15g, sa nhân 10g, thêm bì 15g, bạch truật 15g sau đó sắc nước uống hàng ngày. Khoảng nửa tháng sẽ đỡ hơn.
Nữ lang là thảo dược quý được nhiều người sử dụng để chữa nhiều bệnh, nhất là trị mất ngủ. Tuy nhiên bạn vẫn cần cân nhắc với việc tự sử dụng nữ lang, tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.