Mách bạn các công dụng tuyệt vời của cây ngải cứu – lưu về ngay

Cây ngải cứu không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Không chỉ là gia vị quan trọng trong ẩm thực mà cây ngải cứu còn là vị thuốc quốc trong y học cổ truyền. Để biết đầy đủ nhất các công dụng tuyệt vời của cây ngải cứu, bạn hãy xem chi tiết trong bài viết dưới đây của 1001 Cây thuốc

Cây ngải cứu là cây gì?

  • Tên gọi khác: Ngải diệp, Ngải nhung, Thuốc cứu, Hoàng thảo và Ngải cảo
  • Tên khoa học: Artemisia vulgaris hay Folium Artemisiae Argyi
  • Họ: Cúc – Asteraceae (Compositae)

Nhận biết cây ngải cứu

Cây ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao khoảng 50-100cm. Lá cây mọc so le, phiến lá xẻ hình lông chim, bề mặt có lớp lông trắng, mặt trên thì màu lục sậm còn mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa ngải cứu mọc thành từng cụm ở ngọn. Quả hình bế có kích thước nhỏ, không có túm lông.

Cây rau ngải cứu
Cây rau ngải cứu

Cây ngải cứu mọc ở đâu?

Ở nước ta, cây ngải cứu được trồng và mọc hoang ở rất nhiều nơi, rải rác toàn bộ trên đất nước Việt Nam. Cây ngải cứu ưa vùng đất ẩm ướt.

Bộ phận dùng của cây ngải cứu

Bộ phận được sử dụng làm thuốc chính là cành non và lá. Lá dùng làm thuốc được gọi là ngải diệp, phần lông tơ được gọi là ngải nhung.

Nếu dùng ăn thì chúng ta hoàn toàn có thể thu hái ngải cứu quanh năm. Nếu hái làm thuốc thì nên hái vào tháng 6 vì đây là thời điểm dược liệu có chứa nhiều dược chất tốt nhất.

Sau khi thu hái về, người ta đêm phơi trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn.

Lá ngải cứu
Bộ phận dùng của rau ngải cứu

Một số phương pháp bào chế ngải cứu phổ biến:

Dùng tươi: rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát và vắt lấy nước uống.

Dùng khô: Rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô. Sau đó có thể sao qua và bảo quản dùng dần.

Thành phần hóa học

Trong cây ngải cứu có chứa các thành phần hóa học như: a-Amyrin, l-Quebrachitol, Ferneol, Thujyl alcol, Thujone, Phellandrene, Dehydromatricaria ester, Cineol, …

Cây ngải cứu chữa bệnh gì?

Bài thuốc cây ngải cứu giúp điều kinh

Mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc cùng với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Hoặc người bệnh có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).

Điều kinh nguyệt với ngải cứu

Lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc với nhau còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Người bệnh có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau đó 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Ngải cứu giúp an thai

Phụ nữ mang thai bị đau bụng, ra máu nên dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc cho tới khi còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu

Lấy lá ngải cứu tươi đem đi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối rồi đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt

Lấy 300gr ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, rồi cho thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.

Cây ngải cứu giúp lưu thông máu lên não

Lấy một nắm lá ngải cứu còn tươi, cắt nhỏ, đánh tan cùng với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn. Món ăn vừa đơn giản mà rất hiệu quả.

ngải cứu có tác dụng gì
Cây ngải cứu giúp lưu thông máu lên não

Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh), 100gr lá khuynh diệp. Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Hoặc có thể sử dụng cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 50gr lá sả, 100gr tần dầy lá, thêm 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

Cháo ngải cứu đường đỏ giảm đau thấp khớp và trị động thai

Gạo tẻ 100g, lá ngải cứu tươi 50g và đường đỏ (vừa đủ). Mang tất cả nguyên liệu đi rửa sạch, thái nhỏ và nấu lấy nước. Dùng nước ngải cứu nấu cháo mềm nhừ, khi ăn có thể thêm đường đỏ vào và ăn khi cháo còn nóng. Chia thành 2 lần ăn (sáng – trưa) và dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Lá ngải hầm cá chép và gà giúp làm sạch sản dịch sau sinh

Lá ngải tươi, cá chép 1 con hoặc gà vừa đủ. Hầm cá chép hoặc gà với lá ngải, nêm nếm gia vị và ăn vài lần/ tuần.

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu và muối

Sử dụng 1 nắm ngải cứu còn tươi, 1 nhúm muối hạt và 1 bát dấm nuôi. Mang đi rửa sạch, để ráo lá ngải cứu. Sau đó, bạn giã nát lá ngải cứu, đồng thời, đun nóng bát nước dấm đã chuẩn bị. Lấy miếng vải mỏng, sạch bọc ngải cứu đã giã nát và muối, chấm vào dấm vừa đun rồi đắp vào vùng xương khớp đau nhức.

Cây ngải cứu rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần một số lưu ý khi sử dụng để tránh gây ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi sử dụng quá liều có thể khiến thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run, toàn thân co giật, thậm chí bị tê liệt. Với chuyên mục Cây thuốc nam bạn có thể tham khảo nhiều hơn về các công dụng của nhiều loại cây thường gặp. Nếu có câu hỏi vui lòng gửi về hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

4.8/5 - (5 bình chọn)
[contact-form-7 404 "Not Found"]
Bạn cũng có thể thích

Được đóng lại.

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More