Cây Hà thủ ô đỏ và 5 bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng
Cây Hà thủ ô là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc, được dùng để chữa tóc bạc. Vị thuốc này còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Bạn có muốn biết về những tác dụng ấy là gì không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Cây thuốc nam Hà thủ ô đỏ là gì?
- Tên gọi khác: Giao đằng, thủ ô, địa tinh, khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao)…..
- Tên khoa học: Fallopia multiflora T.
- Họ: Rau Răm – Polygonaceae.
Mô tả cây hà thủ ô đỏ
Đây là loại cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, thường có thời gian sinh tồn lâu. Thuộc loại cây thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình ra thành củ, trông giống như củ khoai lang và có màu nâu đỏ.
Lá thường có hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm có bóng hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, mọc so le nhau, có chiều dài từ 5 – 8mc và chiều rộng 3 – 4cm, 3cm – 5cm gân xuất phát từ gốc lá; cuống dài khoảng 2cm, phủ lông tơ, bẹ chìa ngắn, mỏng, có lông dài.
Cụm hoa mọc thành nhiều chùy phân nhánh, hay mọc ở các kẽ lá hoặc đầu cành, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ và nhiều. Bao hoa có màu trắng; có 8 nhị, thường dính vào gốc của bao hoa. Quả nhẵn bóng, hình 3 cạnh, nằm trong bao hoa còn lại, 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng và mỏng.
Hình ảnh cây hà thủ ô đỏ
Phân bố cây hà thủ ô đỏ
Đây là một loài cây hoang. Phân bố hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Ngày nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.
Bộ phận dùng làm thuốc của hà thủ ô đỏ
Chủ yếu sử dụng rễ để làm thuốc.
Thu hái và chế biến cây hà thủ ô đỏ
Cây hà thủ ô đỏ thường thu hoạch vào mùa thu. Khi lá khô úa, chúng ta đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín sau đó mang phơi khô thì tốt hơn.
Thành phần hóa học của cây hà thủ ô đỏ
Cây hà thủ ô đỏ có chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra, cây hà thủ ô đỏ còn chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin và rhaponticin (rhapontin, ponticin).
Khi chúng ta chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Nhưng sau khi đã chế biến thì còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.
Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì
Bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.
Cây hà thủ ô đỏ có tác dụng gì?
Cây hà thủ ô đỏ giúp bổ máu, chống viêm, chữa thận suy, yếu gan; thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém; sốt rét mạn tính, thiếu máu, ít sữa; các bệnh của phụ nữ sau khi đẻ, xích bạch đới; đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiện ra máu; đái buốt, đái dắt, đái ra máu (lao lâm); mẩn ngứa, bệnh ngoài da.
Ngoài ra, hà thủ ô đỏ uống lâu ngày còn giúp chữa các chứng bệnh ở người già như xơ cứng mạch máu não, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con; chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, hồi hộp chóng mặt, ù tai hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón; điều kinh bổ huyết.
Một số bài thuốc từ cây hà thủ ô đỏ
Cây hà thủ ô đỏ có tác dụng điều trị xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh trùng yếu, khó có con:
Bài thuốc gồm có 20g hà thủ ô đỏ với 16g tầm gửi dâu, 16g kỳ tử và 16g ngưu tất sắc lại với nhau để uống.
Cây hà thủ ô đỏ giúp trị cholesterol trong máu cao:
Bài thuốc gồm 900g hà thủ ô tươi rang giòn, nghiền bột. Mỗi lần pha thì lấy 15g rồi pha với nước ấm, uống ngày 2 lần, liên tục trong 30 ngày.
Cây hà thủ ô đỏ có tác dụng làm tóc, râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí, sống lâu:
Bài thuốc gồm 400g hà thủ ô đỏ và 400g hà thủ ô trắng đem ngâm với nước vo gạo trong 4 ngày, sau đó cạo bỏ vỏ, cho vào chõ nấu với đậu đen. Khi chín, lấy hà thủ ô đi phơi khô và lặp lại các bước trên 9 lần. Và cuối cùng, lấy hà thủ ô sấy khô và tán bột.
Hà thủ ô đỏ có tác dụng chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón:
Bài thuốc làm như sau: Sắc 20g tất cả các vị thuốc gồm hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm để uống.
Hà thủ ô đỏ có tác dụng chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm)
Lấy lá hà thủ ô và lá huyết dụ có khối lượng bằng nhau rồi sắc rồi thêm uống, khi uống thì nên thêm một chút mật.
Đây là những kiến thức hiểu biết cơ bản về cây hà thủ ô đỏ. Nhưng xin lưu ý khi các bạn áp dụng những bài thuốc trên thì nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc. Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết của mình.