Giật mình với những công dụng chữa bệnh của cây dứa gỗ
Cây dứa gỗ là một loại cây hoang dại ở hầu khắp các tỉnh thành nông thôn ở nước ta. Đa số mọi người chỉ nghĩ đây là một loại cây mà không có tác dụng gì cả vì họ chỉ chủ yếu trồng để làm hàng rào ngăn súc vật do chúng có khả năng sinh tồn rất mạnh mẽ và sống thành những bụi dày. Nhưng đâu ai biết rằng loài cây này là một bài thuốc vô cùng hữu hiệu mà chúng ta sử dụng được toàn bộ bộ phận của nó bao gồm lá, hoa, rễ, quả để làm thuốc. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem những bài thuốc ý là gì và có tác dụng ra sao nhé.
Cây dứa gỗ là gì?
- Tên gọi khác: cây dứa dại, dứa gai, dứa núi, lỗ cổ tử, sơn ba la, dã ba la, lộ đầu từ …
- Tên khoa học: Pandanus tectorius Sol
- Họ: Dại – Pandanaceae.
Chúng ta nhận dạng ra cây dứa gỗ như thế nào?
Dứa gỗ là một cây thuốc nam quý. Chúng thường mọc hoang ở những bờ con suối và ven đê. Một số vùng còn trồng dứa gỗ để lấy lá dệt thành những đồ thổ cẩm, chiếu. Đọt non dứa gỗ (hay ở các vùng quê còn gọi là quả dứa gỗ non) được dùng để ăn. Chúng thường cao từ 3m đến 4m, phân nhánh ở ngọn và thường có rất nhiều rễ phụ thả xuống đất. Lá hay mọc ở đầu nhánh thành chùm, dài khoảng từ 1m đến 2m, thường ở mép lá và gân giữa có gai sắc. Bông hoa đực thành bông tận cùng và rũ xuống với hoa màu trắng và có mùi hoa rất thơm, còn bông mo cái chỉ mọc đơn độc nhưng gồm rất nhiều lá noãn.
Hình ảnh cây dứa gỗ
Phân bố của cây dứa gỗ
Cây dứa gỗ được phân bố rộng khắp trên thế giới, chủ yếu tại các bờ biển của Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc (Hồng Kông, Đài Loan), Nam quần đảo Ryu Kyu Malaixia, Micronesia và Philippin. Chúng thường sinh sống trên các bãi ẩm có cát, trong các bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn, cũng sinh sống trong đất liền, ở hầu khắp các con sông ở nước ta dọc từ Hoà Bình, Quảng Ninh, Nam Hà tới Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang.
Bộ phận dùng làm thuốc
Tất cả các bộ phận của cây dứa gỗ đều được dùng làm thuốc: từ búp lá non đọt đến lá, rễ, hoa, quả.
Thu hái và chế biến cây dứa gỗ ra sao?
Đối với cây dứa gỗ thì rễ của chúng được thu hái quanh năm, thường thì người ta sẽ thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, rồi đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần. Thường thì việc thu hái quả sẽ vào mùa đông rồi dùng tươi và mang đi phơi khô để tiện cho việc bảo quản.
Thành phần hóa học
Người ta thấy hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, thu được nước thơm và hương liệu. Các thành phần ngoài của hoa (lá bắc) có chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Thường thì hoa nở có chứa 0,1-0,3% tinh dầu.
Công năng của cây dứa gỗ
Cây dứa gỗ giúp lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm và phát hãn (ra mồ hôi).
Tính vị, quy kinh của cây dứa gỗ:
Cây dứa gỗ thường có đọt vị ngọt và có tính lạnh, giúp thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, sinh cơ, tán nhiệt độc.
Quả thường có vị ngọt và có tính bình, giúp ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rượu…
Rễ của chúng thì có vị ngọt nhạt, tính mát.
Còn đối với hoa của dứa gỗ thì cũng có vị ngọt và có tính lạnh, làm cho cơ thể thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc.
Cây dứa gỗ thường dùng như thế nào, liều lượng dùng của chúng ra sao?
Sử dụng với đọt non: Thường thì mỗi ngày uống từ 20gram đến 30gram.
Sử dụng với rễ: Mỗi ngày uống từ 10gram đến 15gram.
Sử dụng với quả: Hằng ngày dùng từ 30gram đến 40gram để sắc uống.
Một số bài thuốc từ cây dứa gỗ
Cây dứa gỗ có tác dụng chữa kiết lỵ
Chúng ta sắc quả dứa gỗ từ 30-60g để lấy nước uống.
Giúp chữa bệnh cho người có thị lực giảm dần, nhìn không rõ
Lấy quả dứa gỗ thái nhỏ, ngâm trong mật ong và sử dụng trong ngày; hàng ngày ăn 1 quả, dùng liên tục như vậy trong vòng 1 tháng thì bệnh có thể sẽ khỏi.
Cây dứa gỗ giúp chữa cảm nắng, say nắng
Sử dụng quả dứa gỗ từ 10gram đến 15g rồi sắc uống.
Cây dứa gỗ giúp điều trị bệnh viêm gan siêu vi:
Bài thuốc bao gồm quả dứa gỗ 12g và diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 8g, nhân trần 12g, trần bì 8g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, ngũ vị tử 6g, Cam thảo 4g, sắc cùng với 1.000ml, đun đến khi còn 450ml và chia thành 3 lần uống . Lưu ý phải uống trong lúc đói và uống hết trong ngày.
Chữa đái buốt, đái rắt, đái đục, đái tháo đường
Lấy quả dứa gỗ khô từ 20gram – 30gram, sau đó thái lát mỏng và sắc uống, hoặc pha uống thay trà ,sử dụng hết trong ngày.
Cây dứa gỗ dùng để bồi bổ cơ thể
Thái lát mỏng quả dứa gỗ và ngâm rượu để uống .
Cây dứa gỗ dùng trong trị bệnh lòi dom:
Sử dụng đọt non kết hợp với rễ non dứa gỗ đắp vào vùng lòi dom. Làm liên tục như vậy trong 1 tháng sẽ khỏi.
Cây dứa gỗ có tác dụng trong điều trị chữa chân lở loét lâu ngày
Sử dụng đọt non và đậu tương với liều lượng bằng nhau rồi giã nát và đắp vào chỗ lở loét giúp sát trùng và lành vết loét.
Cây dứa gỗ có tác dụng chữa các vết loét sâu gây thối xương
Lấy đọt non dứa gỗ giã nát rồi đắp vào vết thương để giúp hút mủ và làm lành vết loét.
Cây dứa gỗ có tác dụng cho những người bồn chồn, chân tay vật vã, phát nóng
Bài thuốc là sự kết hợp giữa đọt non dứa gỗ 30g với đậu đỏ nhỏ hạt (xích tiểu đậu) 30g, cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) 6g và búp tre 15 cái rồi sắc nên để lấy nước uống.
Cây dứa gỗ có tác dụng chữa bệnh phù thũng, đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi:
Sắc đọt non dứa gỗ từ 15g đến 20g để thay nước uống trong ngày.
Hoa của cây dứa gỗ có tác dụng dùng để chữa ho do cảm mạo:
Sắc hoa dứa gỗ từ 4g đến 12g hoặc dùng quả 10g đến 15g để lấy nước uống.
Rễ dứa gỗ có tác dụng trong chữa ngã, đánh chấn thương
Giã nát rễ dứa gỗ rồi đắp vào chỗ bị thương và băng cố định lại.