Cây cối xay – Liệu bạn đã biết hết công dụng chữa bệnh thần kì của cây cối xay chưa?

Cây cối xay là cây thuốc nam đã có từ rất lâu đời. Nó có tác dụng điều trị rất nhiều các căn bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như: sỏi thận, ù tai, tổn thương chức năng gan. Ngoài ra, cây cối xay còn có các tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe, cùng 1001 cây thuốc tìm hiểu nhé! 

Cối xay là cây gì?

  • Tên gọi khác: cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo….
  • Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) G. Don (Sida indica L.)
  • Họ: Bông – Malvaceae

Mô tả cây cối xay trông như thế nào?

Đây là một loại cây nhỏ, mọc thành bụi, cao tầm 1m, sống lâu năm. Cây cối xay toàn thân và các bộ phận của cây đều mang lông măng. Có lá mềm, hình tim, đầu nhọn, dài và rộng khoảng chừng 10cm. Hoa có màu vàng, to, thường mọc các ở kẽ lá, mọc đơn độc, có màu vàng và có cuống hoa dài bằng cuống lá. Đài hoa có 5 răng, không có tiểu đài và hay có nhiều nhị. Nhụy thường có 20 lá noãn. Quả trông giống như hình cái bánh xe hay cái cối xay.

Hình ảnh cây cối xay

Cây cối xay
Cây cối xay
Cây cối xay
Cây cối xay

 

Cây cối xay thường mọc ở đâu?

Cối xay là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Phân bố hầu khắp ở nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Hiện nay, đã có rất nhiều địa phương đã tập trung phân bố, trồng trên diện rộng để nhân giống loại cây thuốc này. Ở các dân tộc vùng cao của người Hoà Bình, người ta dùng cây này để làm thuốc. Người Hoà Bình thường dùng cây cối xay trong các Bài thuốc nam điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại và đã mang lại hiệu quả điều trị rất cao.

Ngoài ra, chúng còn mọc tại các nước vùng nhiệt đới như châu Á, Malaixia và Inđônêxia.

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận đều được sử dụng tới bao gồm lá, thân, rễ và quả.

Thành phần hóa học

Lá có chứa nhiều chất nhầy, asparagin. Cây cối xay có chứa tinh dầu với nhiều thành phần là b-pinen, cineol, caryophyllen oxyd,… Hạt thường chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% chủ yếu bao gồm là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa các dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một loại alcaloid chưa được xác định.

Cây cối xay có tác dụng gì?

Cối xay có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm, lợi tiểu

Lá cối xay có rất nhiều chất nhầy, do đó có tác dụng làm dịu kích thích, hạ sốt, thông tiểu tiện, thường dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, bí tiểu. Mỗi ngày dùng từ 16-20g lá cối xay khô sắc uống.

Hạt cối xay có tác dụng làm dịu, nhuận trường, hàng ngày dùng từ 8-12g để sắc uống.

Rễ cối xay có tác dụng giúp chữa hạ sốt, trấn tĩnh tinh thần và trừ phong. Hàng ngày, dùng từ 4g – 6g sắc uống.

Cây cối xay có tác dụng gì
Công dụng cây Cối xay

Các bài thuốc từ cây Cối xay

Giúp chữa cảm sốt, nhức đầu, ù tai, bí tiểu, tiện, bạch đới:

Ngày 4g – 8 g rễ hoặc lá, sắc. Giúp chữa mụn nhọt, lỵ, rắn cắn: Lá tươi và hạt (ngày 8g – 12g) giã, thêm nước uống, bã đắp. Có tác dụng trong việc chữa vàng da, hậu sản: Kết hợp giữa cối xay và các dược liệu khác.Tác dụng điều trị ù tai, tai điếc, điều trị phù thũng, điều trị chứng nước tiểu đỏ (Tiểu ra máu), điều trị chứng tiểu buốt, tiểu dắt. Ngoài ra, cây cối xay còn có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Cây cối xay có tác dụng điều trị đau tai, tật điếc:

Sử dụng cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn để ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ cối xay kết hợp với mộc hương và vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn để ăn.

Điều trị kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: 

Sắc quả cối xay và hoa Mào gà mỗi vị 30g để uống.

Cây cối xay chữa cho phụ nữ sau khi sinh bị phù thũng:

Bài thuốc bao gồm lá cối xay từ 20g – 30g và ích mẫu từ 12g -16g, sắc với 300ml nước, sắc cạn cho đến khi còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày và uống trước bữa ăn.

Chữa cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt:

Bài thuốc gồm cây cối xay 12-16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, sắc với 750ml nước, sắc cho đến khi còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

Chữa bệnh ù tai, đau tai, thính lực giảm: 

Bài thuốc gồm quả cối xay 30g (hoặc toàn cây tươi 60g), nấu canh với thịt heo nạc để ăn cơm.

Cây cối xay hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp:

Lấy lá cối xay khô 5g kết hợp với rễ cây xấu hổ 5g, rau muống biển 3g, rễ cỏ xước 3g, lá lạc tiên 3g và lá lốt 3g, tất cả thái nhỏ, phơi khô, hãm nước uống thay trà trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 1 tháng.

Cây cối xay có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ:

Bài thuốc gồm rễ cối xay 200g, sau đó sắc đặc, uống 1 chén thuốc (bằng chén trà), còn thừa lại lúc nóng xông hậu môn, khi nước còn ấm thì dùng rửa, ngày xông rửa khoảng tầm 5 đến 6 lần.

Chữa kinh phong:

Bài thuốc gồm 40g rễ cối xay ngâm với 1 lít dấm, ngày dùng từ 1-2 lần, mỗi lần 1 thìa canh (20ml).

Chú ý: Không nên sử dụng vị thuốc này cho phụ nữ mang thai.

4.7/5 - (4 bình chọn)
[contact-form-7 404 "Not Found"]
Bạn cũng có thể thích

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More