Cây bọ mẩy – bạn đã biết tới bài thuốc chữa viêm gan B từ cây này chưa?

Trong dân gian, cây bọ mẩy được sử dụng để chữa các bệnh viêm họng, sốt phát ban, đau đầu, cảm mạo. Đặc biệt, cây bọ mẩy còn giúp điều trị bệnh viêm gan B cực kỳ hiệu quả, giúp giảm sự phát triển của virut viêm gan chỉ trong thời gian ngắn.

Cây bỏ mẩy là gì?

  • Tên thường gọi: Đại thanh, Đắng cay, Thanh thảo tâm, Mẩy kỳ cáy, Bọ nẹt,…
  • Tên khoa học: Clerodendrum cyrtophyllum Turcz.
  • Họ khoa học: Họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae.

Mô tả cây bọ mẩy

Cây bọ mẩy thuộc cây bụi, có chiều cao khoảng 1-1,5cm, cành màu xanh. Lá mọc đối, có hình bầu dục, hình trứng thuôn hoặc mũi mác. Hoa màu trắng, nhưng cũng có khi là màu hồng, hoa thường mọc thành từng cụm, dài hoa và tràng hoa của cây bọ mẩy có lông. Nhị hoa khá dài, quả nhỏ bọc bên trong đài hoa. Cây ra hoa vào tháng 6-tháng 8.

Hình ảnh cây lá bọ mẩy

Cây thuốc Bọ mẩy
Cây thuốc Bọ mẩy

Phân bố

Cây bọ mẩy mọc chủ yếu ở Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia. Ở Việt Nam, cây mọc ở các đồi hoang vùng trung du, đồi núi đất đỏ hay bờ rào.

Bộ phận dùng

Lá và rễ cây bọ mẩy tươi, khô được dùng làm thuốc. Vỏ rễ được dùng dưới tên Địa cốt bì nam.

Bọ mẩy sau khi thu hái về rửa sạch, phơi khô. Sau đó sao vàng lên là có thể sử dụng.

Thành phần hoá học

Cây có chứa thành phần Alkaloid.

Cây bọ mẩy có tác dụng gì?

Theo Đông y, cây bọ mẩy có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tả hỏa, giải độc, tán ứ, cầm máu.

– Người ta thường dùng lá non cây bọ mẩy hấp cơm hoặc luộc chín làm rau ăn, rau có vị đắng có công dụng lợi cho tiêu hóa.

– Rễ cây dùng nấu nước cho phụ nữ sau sinh để lọc máu và bồi bổ cơ thể.

– Tác dụng cây bọ mẩy: chữa viêm ruột, viêm hầu họng, viêm amydan; viêm phổi; cảm mạo, phát sốt; viêm tuyến nước bọt; răng lợi xuất huyết; chữa hư tổn và điều trị đơn sưng rất có hiệu quả.

– Dùng lá Bọ mẩy tươi nấu nước tắm trị ghẻ lở.

Công dụng cây Bọ mẩy
Công dụng cây Bọ mẩy

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bọ mẩy

– Bài thuốc chữa viêm gan B: Dùng 15-30 lá và rễ Bọ mẩy tươi giã ra nấu nước uống, cách 4 giờ một lần.

– Chữa ho do viêm phế quản mạn tính: 30g Bọ mẩy tươi + Lá nhót tươi 30g + hạt củ cải 15g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 500ml nước, còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tiếp 15 ngày.

– Chữa đau đầu, thực nhiệt, sốt cao: Dùng 12-20g lá Bọ mẩy tươi nấu nước, hoà với chút đường cho dễ uống.

– Trị sốt phát ban: 20g mỗi vị: Bọ mẩy, Thạch cao, Kim ngân, Huyền sâm. Đổ 550ml nước sắc còn 300ml thì chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tiếp 3 ngày.

– Trẻ em bị sốt bại liệt, sốt viêm não, quai bị, sốt xuất huyết, sốt phát ban: mỗi vị 20g: Bọ mẩy, Thạch cao, Kim ngân, Huyền sâm. Sắc uống.

– Ngộ độc Nhân ngôn hay Bã đậu: rễ Bọ mẩy tươi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, hoà một chút đường cát vào uống càng nhiều càng tốt để giải độc.

– Chữa lỵ trực trùng: Dùng rễ Bọ mẩy + rễ Phèn đen, mỗi vị 15g đem sắc uống.

– Chữa rong huyết: rễ Bọ mẩy + Ngó sen sấy khô, giã nát, nấu nước uống với rượu, mỗi lần uống 1 muỗng canh.

– Chữa lở miệng, đau họng: 20g Bọ mẩy tươi + 20g Bồ công anh + Huyền sâm 16g; cho vào sắc lửa nhỏ trong 30 phút, lấy nước thuốc ngậm uống. Kết hợp với súc miệng nước muối thường xuyên giúp nhanh khỏi.

– Phòng cảm mạo: 20g Bọ mẩy tươi đem rửa sạch, đổ 500ml nước vào rồi sắc còn 150ml, đổ ra cốc. Cho tiếp khoảng 300ml nước sắc nhỏ lửa còn 150 ml nước, đổ ra và trộn với nước đầu để uống làm 2 lần/ngày. Dùng liền 1 tuần.

– Chữa nhức đầu, cảm sốt nóng: 12g Bọ mẩy sắc với 500ml nước sắc còn 300ml, thêm chút đường, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày.

4.9/5 - (7 bình chọn)
[contact-form-7 404 "Not Found"]
Bạn cũng có thể thích

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More