Cây bồ công anh, sự thật về “thần dược” chữa ung thư, lợi sữa
Cây bồ công anh là loại cây gần gũi, phổ biến đối với người Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng với hình ảnh cánh hoa mỏng manh bay trong gió, cây Dược liệu này còn được mệnh danh là “thần dược” trong điều trị tắc tia sữa, tiêu độc, trị viêm loét dạ dày và đặc biệt là chữa ung thư.
Bồ công anh là cây gì ?
- Tên gọi khác: cây Bồ cóc, Diếp dại, Mũi mác, Diếp hoang, cây Diếp trời.
- Tên khoa học: Lactuca indica L.
- Họ Cúc – Asteraceae
Cây bồ công anh có mấy loại
Cây bồ công được phân ra làm 3 loại chính:
Cây bồ công anh Việt Nam
Cây bồ công anh Việt Nam mọc hoang phổ biến ở các khu vực tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Cây có chiều cao khoảng 60-100cm, lá có hình mũi giác, mỏng, gần như không có cuống. Mặt trên của lá có màu nâu sẫm còn mặt dưới màu nâu nhạt. Mép lá có răng cưa thưa.
Người ta thường thu hoạch vào tháng 5-7. Bộ phận dùng chính là phần lá và cành làm thuốc chữa bệnh.
Cây bồ công anh Trung Quốc
Cây bồ công anh Trung Quốc cũng được dùng phổ biến ở nước ta. Có tên khoa học là Taraxacum officinale F. H. Wigg. Cây bồ công anh Trung Quốc còn gọi là loại bồ công anh lùn. Cây mọc hoang rất nhiều ở nước ta và được sử dụng để chữa bệnh và tốt cho sức khỏe.
Cây có thân rất ngắn, từ 40 đến 60cm. Lá bồ công anh mọc trực tiếp từ rễ lên, mọc thành chụm, lá màu xanh lục ở mặt trên đậm hơn mặt dưới. Mép lá có răng cưa to nhỏ khác nhau. Rễ hình trụ, hoa mọc ở trên cùng, có màu vàng. Quả màu nâu đen, hình bầu dục thuôn hẹp.
Tất cả các bộ phận đều dùng làm thuốc chữa bệnh như rễ, lá, thân và hoa.
Cây chỉ thiên
Cũng là một loại cây bồ công anh, có tên khoa học là Elephantopus scarber L, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Dân gian còn gọi với các tên khác như: cây thổi lửa, cỏ lưỡi mèo, cây cỏ lưỡi chó,…
Với cả 3 loại nêu trên đều được sử dụng làm rau, trà, 2 cây được sử dụng làm thuốc thì cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Lưu ý chỉ nên dùng loại bồ công anh lùn vì đã được khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, có công dụng điều trị bệnh rất hiệu quả.
Thành phần và công dụng cây bồ công anh lùn
Cây bồ công anh có chứa protein, vitamin A, C, E, K, B6, chất xơ, khoáng chất như sắt, phot pho, kali, đồng, magie, canxi, mangan…
Cây bồ công anh có tác dụng gì?
Theo đông y, cây bồ công anh có vị đắng, tính mát, đi vào kinh tâm, can, thận. Được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp, tiêu viêm. Có công dụng chính:
- Điều trị chứng tắc sữa, sưng vú. Chất sodium, canxi, magie và đặc biệt là sắt có tác dụng chữa tắc tia sữa, ngoài ra còn giúp thúc đẩy sản xuất sữa, thông đường sữa về.
- Ức chế sự phát triển tế bào ung thư, đặc biệt chất polysaccharides chống bệnh ung thư vú ở nữ giới khá hiệu quả
- Điều trị các bệnh đau dạ dày.
- Kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, khó tiêu.
- Giải độc, hạ men gan, lợi mật, cung cấp vitamin C, tăng cường hấp thụ chất khoáng tốt hơn từ đó ngăn ngừa phát triển các loại bệnh về gan.
- Trị mụn nhọt, mưng mủ, mẩn ngứa.
- Trị rắn độc cắn.
- Tác dụng của bồ công anh trong chữa bệnh
- Dưỡng da, bổ máu: Dandelion có trong lá bồ công anh giúp điều tiết lượng máu, hỗ trợ tạo máu, đảm bảo máu lưu thông tốt dưới da từ đó da trở nên hồng hào, mịn màng
- Chữa bệnh tiểu đường
- Bảo vệ xương: cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe
- Lá bồ công anh trị mụn do có chất kháng viêm, chất chóng oxy hóa cực tốt.
- Vitamin K trong bồ công anh giúp bro vệ tim mạch, chống đông máu, điều trị bệnh liên quan đến não và tim mạch.
- Là nguồn chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và có tác dụng chống táo bón.
- Vitamin C và luteolin giúp kháng viêm, chống lại nhiễm trùng do virut. Ngoài ra còn giúp chữa bỏng tại chỗ, hạn chế sẹo trên da.
- Chống lão hóa: ngăn ngừa sự hình thành của nếp nhăn quanh mắt và môi.
Một số bài thuốc từ cây bồ công anh được dân gian áp dụng
Bài thuốc chữa tắc tia sữa:
- 20 – 40g lá tươi, rửa sạch, thêm ít muối sau đó giã nát, vắt lấy nước uống. Còn phần bã đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1 – 2 lần.
- Hoặc 120g Bồ công anh, lá Quýt hôi 40g, Sài đất 80g, nước 60ml sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và tối.
Trị mụn nhọt:
- 40g Bồ công anh, bèo cái 50g, sài đất 20g. Sắc nước uống ngày một thang.
- Hoặc 10 – 15g lá khô dạng thuốc sắc.
- Hoặc dùng 20 – 40g lá tươi giã nát rồi cho ít muối, vắt nước cốt uống, còn bã đắp chỗ viêm tấy, mụn nhọt.
Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng:
40g Bồ công anh, 40g lá khôi, mai mực 10 g, cam thảo 5 g, nghệ vàng 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa đau dạ dày:
20g Bồ công anh, lá Khổ sâm 10g, lá Khôi 15g, nước 300ml, đun sôi trong vòng 15 phút, sau đó thêm chút đường đủ ngọt, uống 1 ngày 1 thang. Uống liên tục 10 ngày rồi nghỉ 3 ngày, sau đó uống tiếp, uống đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc từ cây bồ công anh chữa bệnh ung thư
20g rễ bồ công anh, cây xạ đen 40g, 20g lá bồ công anh. Đem sắc với 1 lít nước, uống hết trong 5 ngày.
Điều trị khó tiêu, đầy bụng, kích thích tiêu hóa
15g lá bồ công anh sắc cùng với 1 lít nước cho đến khi còn 400ml thì dùng. Chia 2 lần uống hết trong ngày.
Bồ công anh trị rắn cắn
Hút hết mủ và độc tố của rắn rồi đem lá bồ công anh giã nát, đắp lên vùng bị thương. Đắp liên tục vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả tốt nhất.
Điều trị viêm túi mật
Đem 30g lá bồ công anh khô, mang đi sắc lên uống mỗi ngày.
Chữa mắt đau sưng đỏ
40 g Lá bồ công anh, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm họng
40 g Bồ công anh, cam thảo nam 10 g, kim ngân hoa 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm phổi, phế quản
40 g Bồ công anh, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, vỏ rễ dâu 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Trà bồ công anh
Trà lá bồ công anh: hái lá bồ công anh còn non vào buổi sáng sớm, rửa sạch rồi đem hãm như hãm lá chè. Hoặc có thể phơi khô, bảo quản kĩ để dùng dần.
Trà rễ bồ công anh: Rễ đem về rửa sạch, thái thành những lát nhỏ rồi phơi khô. Sau đó sao vàng để bảo quản được lâu, rồi mỗi ngày lấy ra một ít để đun lấy nước uống.
Trên đây là những thông tin về cây bồ công anh và tác dụng chưa bệnh trong dân gian. Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức về loài cây rất gần gũi và phổ biến này.
Được đóng lại.