Cây Bạch đầu ông – Cây dại tưởng bỏ đi ai ngờ chữa được nhiều bệnh vậy
Trong Đông y, cây Bạch đầu ông có vị đắng, tính ngọt giúp trị viêm gan, trĩ, tiêu chảy, đau dạ dày… chỉ trong một thời gian ngắn sử dụng. Đây cũng là loại cây cực kỳ dễ kiếm tại các vùng bụi rậm, ẩm ướt ở các miền quê Việt Nam.
Cây Bạch đầu ông là gì?
Cây Bạch đầu thông còn được gọi là: bạch đầu thảo, phấn nhũ thảo, phấn thảo (Lý Nguy Nham bản thảo), chú chi hoa, lão ông tu ( Hòa Hán Dược Khảo), dã trượng nhân, dương hồ tử hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), hồ vương sứ giả (Bản Kinh)
- Tên khoa học:Vernonia cinerea (L.) Less
- Họ: Ranunculaceae – Mao lương
Mô tả, phân bố
Cây cỏ Bạch đầu ông là cây thảo có chiều cao 20-80cm, rất đa dạng. Thân đứng, có khía, có lông mềm. Lá có nhiều hình dạng: hình dải, hình múi mác hay hình quả Trám. Hoa thường mọc ở ngọn, đôi lúc ở bên cành, cây thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5. Tràng hoa màu hồng, đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không, ra quả vào tháng 5-6.
Rễ cây Bạch đầu ông có hình viên trụ, nhỏ, hơi cong, chiều dài khoảng 6-20cm. Vỏ bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều.
Cây phân bố ở nhiều nơi khác nhau như vùng Viễn đông, châu Phi, châu Ðại dương.
Hình ảnh cây Bạch đầu ông


Bộ phận dùng
Sử dụng toàn bộ cây Bạch đầu ông để làm thuốc.
Các cách bào chế
– Tẩm rượu, sao qua (theo TQDHĐT.Điển).
– Rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô (theo Trung dược đại tự điển).
– Rửa sạch bùn đất ở rễ, cạo lớp lông tơ, cắt nhỏ, phơi khô (theo Đông dược học thiết yếu).
Thành phần hóa học
Bạch đầu ông có chứa b-amyrin acetat, b-amyrin, lupeol, lupeol acetat, b-sitosterol, stigmasterol và KCl.
Cây Bạch đầu ông trị bệnh gì?
Theo Đông y, cây Bạch đầu ông có vị đắng, ngọt, tính mát; giúp thanh nhiệt, an thần. Dân gian thường dùng để trị sổ mũi, sốt, ho, đau dạ dày, tiêu chảy, viêm gan,… (Chỉ cần sử dụng 100g tươi hoặc 30g khô sắc uống hàng ngày). Dùng lá giã đắp để chữa đinh nhọt, vết rắn cắn và bệnh ngoài da.
Ở một số nước như Inđônêxia người ta dùng toàn cây nấu chín ăn như rau để mát gan. Còn ở Ðông Phi Châu, lá và hoa được dùng giúp lợi tiêu hóa. Ngoài ra còn một số tác dụng cây Bạch đầu thông như:
+ Điều trị lao hạch, lao xương: Khi kiên trì sử dụng Bạch đầu ông trong một thời gian dài sẽ có công dụng trị lao hạch, lao xương.
+ Trị lỵ Amip: Theo công trình nghiên cứu trên 23 bệnh nhân bị lỵ Amip cấp và mạn tính trong 7 ngày đã ra kết quả cực kỳ đáng ngạc nhiên,23 bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn. Khi khám nội soi hậu môn thấy các vết loét đã giảm đáng kể, trong đó thời gian đi tiêu trung bình là 1,4 ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Bạch đầu ông
– Bạch đầu ông chữa sổ mũi, sốt, ho: 15g mỗi vị: Bạch đầu ông, Ngũ trảo, lá Gừa (sanh), rễ Bồ hòn. Tất cả cho vào nồi nước và sắc nước uống hàng ngày.
– Cây thuốc Bạch đầu ông chữa huyết áp cao: 15g mỗi vị: Bạch đầu ông, Hy thiêm, Chua me đất, đun sôi lấy nước uống.
– Trị thoát vị bẹn: dùng rễ Bạch đầu ông còn tươi, giã nát đắp vào chỗ sưng 1 đêm, đắp chừng 20 hôm sau là khỏi (theo Ngoại Đài Bí Yếu).
– Trị trĩ ngoại sưng đau: Rễ tươi Bạch đầu ông mang đi giã nát, đắp vào, có tác dụng trục huyết chỉ thống rất tốt (theo Vệ Sinh Phương).
– Trị âm đạo viêm, ngứa: 20g mỗi loại Bạch đầu ông, Khổ sâm, nấu nước rửa hàng ngày (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
– Suy nhược thần kinh: 15g mỗi vị: Bạch đầu ông, Hy thiêm, 12g: Chua me đất, Rau bợ, 6g Sẹ (Alpinia oxyphylla), sắc uống hàng ngày.
– Trị lỵ Amip: Bạch đầu ông 40g sắc uống. Nếu bệnh nặng nên dùng thêm 40g nữa, ngoài ra dùng 60g sắc lấy nước (khoảng 100ml) thụt vào hậu môn ngày 1 lần (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
– Trị lở, nhọt sưng đau do nhiệt độc: Băng phiến 2g, Bạch đầu ông 160g, tán bột (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).