Cam thảo bắc – vị thuốc quen thuộc và 10 công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Cây cam thảo bắc chính là thành phần rất quen thuộc trong các vị thuốc nam, thuốc bắc. Vậy chúng có công dụng như thế nào? Chữa những bệnh gì? Xem ngay bài viết dưới đây nhé.
Thông tin cây cam thảo bắc
- Tên khác: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam (Biệt Lục), Thảo thiệt…
- Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fish. và Glycyrrhiza glabra L.
- Họ: Đậu – Fabaceae
Đặc điểm
Cam thảo bắc là cây sống lâu năm, có chiều cao khoảng 1-1,5m. Lá kép hình trứng, dài 2-5.5cm. Hoa nở vào mùa hạ và mùa thu, hoa có hình cánh bướm. Quả cong hình lưỡi liềm, màu nâu đen, có nhiều lông.
Hình ảnh
Bộ phận sử dụng cam thảo bắc
Người ta sử dụng rễ cây hình trụ, đoạn thẳng hay những đoạn hơi cong, dài khoảng 20-30cm. Vỏ ngoài rễ có màu nâu đỏ còn trong có màu vàng nhạt. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ. Rễ cây được thu hái vào tháng 2-8, phơi khô và sử dụng.
Phân bố, địa lý
Có chủ yếu ở Trung Quốc, trong đó có Trấn Nguyên tỉnh Cam Túc, Dương Cao, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây,…Cây đã được di thực trồng ở miền bắc Việt Nam.
Thành phần hóa học cây cam thảo bắc
Trong cây thuốc này có Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Licurazid (theo Trung Dược Học)…
Cam thảo có tác dụng gì?
Theo Đông y, thảo dược này có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tâm, phế, tỳ ,vị, giúp ích khí, nhuận phế, chỉ ho, giải độc chỉ thống.
– Thảo dược này giúp làm loãng đờm, kích thích hầu họng, khí quản xuất tiết ra để hóa đờm, giải nhiệt, chống rối loạn nhịp tim.
– Là một vị thuốc rất thông dụng dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, thêm vào nước giải khát hoặc chế thuốc chữa cháy.
– Tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giải độc. Ăn sống sẽ giúp thanh tỏa, nướng lên sẽ giúp ôn trung, chữa tỳ hư, vị hư mà khát nước, ho khan.
– Điều trị các vấn đề đường tiêu hóa: loét dạ dày, đau bụng, ợ nóng và viêm niêm mạc dạ dày.
– Chữa các bệnh về đau cổ họng, ho, viêm phế quản và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
– Chữa loãng xương, viêm khớp mãn tính trong đó có lupus ban đỏ hệ thống, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, rối loạn gan, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.
– Bệnh ngoài da: giảm dầu trong tóc, điều trị gầu, ngứa ngáy, viêm da, lở loét, bệnh vẩy nến, chàm, chảy máu.
– Tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, người viêm gan C bị loét miệng.
– Chất Glycyridin trong cây thuốc này có tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, bảo vệ gan.
– Tác dụng kháng khuẩn: Cồn chiết xuất từ cây cam thảo bắc cùng với acid glycuronic gây ức chế các loại tụ cầu vàng, trực khuẩn coli, trực khuẩn lao, amip và trùng roi.
– Glycyricin giúp làm hạ mỡ, phòng xơ mỡ động mạch.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo bắc
Là dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian, cùng tham khảo ngay một số bài thuốc chữa bện dưới đây:
– Chữa loét dạ dày và ruột:
4 g cam thảo bắc, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
– Trị các chứng viêm nhiễm, hầu họng sưng đau, viêm tuyến vú, phế ung:
Cam thảo, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Liên kiều liều lượng bằng nhau, sắc uống hàng ngày. Đối với hầu họng sưng đau nên sử dụng thêm gia Cát cánh, Sơn đậu căn, Xạ can, Huyền sâm, Ngư tinh thảo, Ngưu bàng tử.
– Trị loét dạ dày tá tràng:
Cao lỏng Cam thảo 15ml, uống làm 4 lần/ngày, liền trong 6 tuần.
– Bài thuốc trị lao phổi:
18g Cam thảo sống, sắc còn 150ml, chia làm 3 lần uống, uống liên tục 30 – 90 ngày, kết hợp thuốc chống lao.
– Chữa viêm gan B mạn tính:
Dùng viên Cam thảo Glycyricin.
– Trị rối loạn nhịp tim:
30g mỗi vị: Cam thảo sống, Cam thảo, chích Cam thảo, mỗi ngày 1 thang, ngày uống 2 lần.
– Trị cơ cẳng chân run giật:
Dùng cao lỏng Cam thảo. Người lớn mỗi một lần 10 – 15ml, ngày chia làm 3 lần, trong 3 – 6 ngày.
– Trị nhiễm độc thức ăn từ cam thảo bắc:
Dùng Sinh Cam thảo 9 – 15g, sắc với nước rồi chia 3 – 4 lần uống trong 2 giờ.
– Trị viêm tuyến vú:
Dùng 30g mỗi vị: Sinh Cam thảo, Xích thược, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục. Uống 1 – 3 thang để có hiệu quả tốt nhất.
Kiêng kỵ, lưu ý khi dùng:
– Tỳ vị hư yếu, tích trệ không dùng.
– Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần. (nhiều trường hợp sử dụng kết hợp 2 vị thảo dược này đã bị tai biến).