Tổng hợp những công dụng chữa bệnh của cây Bạch thược
Bạch thược chính là vị thuốc quen thuộc trong những bài thuốc cổ của Việt Nam, được sử dụng để điều trị chứng đau bụng, hội chứng ruột kích thích, hoa mắt chóng mặt cực nhạy… Nào, cùng xem những công dụng chữa bệnh của cây thảo dược này qua bài viết dưới đây nhé.
Cây bạch thược và những thông tin hữu ích
Tên tiếng việt: Mẫu đơn trắng
Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall.
Họ: Mao lương – Ranunculaceae.
Mô tả: Cây bạch thược rất dễ bị nhầm lẫn với cây Thược dược. Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 50 – 80 cm. Rễ củ to, mập, mặt ngoài màu nâu, phía bên trong ruột màu trắng hoặc hồng nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài. Hoa to, có nhiều cánh, màu trắng và nhị màu vàng.
Hình ảnh cây bạch thược
Cây bạch thược mọc ở đâu?
Giống bạch thược được nhập trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam và thích nghi với thời tiết khí hậu ở các vùng Sa Pa, Tam Đảo.
Bộ phận dùng
Rễ cây từ 3-5 năm tuổi sẽ được thu thái vào mùa hè. Rễ mang đi rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi, các loại rễ con và gọt bỏ vỏ bên ngoài, mang đi phơi. Nhưng sau khi phơi 1 – 2 ngày lại tẩm nước cho mềm, lăn tròn rồi tiếp tục phơi khô.
Thành phần hóa học
Trong rễ của cây có các hoạt chất, oxypaeoniflorin, tannin, tinh bột, canxi oxalate, và các hợp chất triterpene và flavonoid…
Theo đông y, cây bạch thược có vị đắng chua, tính hơi hàn, sẽ đi vào can và tỳ. Tác dụng chính: bổ huyết, bình can chỉ thống, liễm âm, dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, sốt vã mồ hôi, kinh nguyệt không đều… chỉ với liều lượng 10-30g mỗi ngày (nấu, sắc, ngâm, hãm đều được).
Tác dụng cây bạch thược
Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng chữa bệnh đối với cơ thể, cụ thể như:
– Tác dụng lên sự co bóp của ống tiêu hóa: Chính hoạt chất paconiflorin của bạch thược đã có tác dụng điều trị chứng đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích do vậy sẽ làm giảm sự co thắt của ống tiêu hóa.
– Tác dụng kháng cholin: Giảm sự co thắt, chống tiêu chảy và giảm đau do co thắt đường ruột.
– Tác dụng kháng khuẩn: Ức chế các loại vi khuẩn trực khuẩn lỵ, tụ cầu, phế cầu, thương hàn, trực trùng bạch hầu…
Các bài thuốc chữa bệnh của cây bạch thược
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh cực nhạy từ cây Bạch thược mà không phải ai cũng biết, đặc biệt với những bệnh lý mãn tính như tiểu đường, hen suyễn cần dùng lâu dài để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên lạm dụng sử dụng mà gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
– Bài thuốc chữa đau nhức khớp gối, khó co duỗi, đau bụng:
Bạch thược 8g, cam thảo 4g, sắc với nước và chia 2 lần uống trong ngày. Hoặc tán bột, mỗi lần uống 4g, ngày 3 lần.
– Bài thuốc chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt:
Dùng 6g mỗi loại: Bạch thược, đại táo, phục linh, quế chi, sinh khương, bạch truật, cam thảo 4g. Sắc chia 3 lần uống trong ngày.
– Chữa băng huyết, rong huyết:
Dùng 12-20g mỗi vị: Bạch thược, trắc bách diệp sắc uống.
– Bài thuốc trị chứng âm hư, đi ngoài ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, băng lậu đới hạ (khí hư), mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra:
Bạch thược 8g, can khương 8g, thục địa 8g, quế tâm 8g, mẫu lệ 8g, hoàng kỳ 8g, long cốt 8g, cao ban long 8g. Mang tất cả đi tán thành bột mịn. Ngày uống làm 3 lần, mỗi lần 8g, uống trước khi ăn, hoà với rượu cùng uống hoặc chiêu với nước.
– Bài thuốc từ bạch thược trị hen suyễn:
Bạch Thược 30g + Cam Thảo 15g. Mang đi tán bột. Hàng ngày dùng 30g, thêm 100-150ml nước sôi, đun trong 3-5 phút sau đó uống lúc còn nóng.
– Trị tiểu đường với cây bạch thược:
Bạch Thược + Cam Thảo chế thành cao khô, dùng hàng ngày để có tác dụng trị tiểu đường. Mỗi ngày lấy một lượng nhỏ cao khô uống với nước ấm (2 lần/ngày). Dùng lâu dài để có hiệu quả tốt nhất.
– Công dụng của bạch thược trị lỵ tiêu ra máu mủ:
Thược Dược 40g, Hoàng Liên 20g, Đương Quy 20g, 8g mỗi vị: Binh Lang, Mộc Hương, Chích Thảo 8g, Cầm 40g, Đại Hoàng 12g, Hoàng Quan Quế 6g. Mang tất cả đi tán thành bột mịn dùng để điều trị tiêu ra máu. Mỗi ngày uống 8g với nước ấm, chỉ cần áp dụng 3-5 ngày sẽ cảm nhận được tác dụng.
– Bạch thược trị phụ nữ bị đau hông sườn:
Dùng liều lượng bằng nhau mỗi vị: Bạch Thược Dược + Nhục quế + Diên Hồ sách + Hương Phụ đem tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 8g với nước ấm, sử dụng sau 1 tháng bệnh sẽ đạt được hiệu quả.
– Cây bạch thược trị táo bón kinh niên:
24-40g Bạch Thược (sống), 10-15g Cam Thảo (sống) đem sắc với 1 lít nước cho đến khi còn 1 nửa. Uống làm 2 lần trong ngày. Liệu trình áp dụng từ 5- 7 ngày liên tiếp.
2control